Trong hành trình nuôi con, để bé tự ngủ có lẽ là điều mà hầu hết cha mẹ đều mong ước con có thể thực hiện. Cùng khám phá ngay bí quyết rèn trẻ sơ sinh tự ngủ dưới đây của Vạn Phúc Care. Từ việc thiết lập thói quen ngủ cho đến cách xử lý những tình huống bé thức giấc, cha mẹ sẽ tìm thấy những giải pháp thực tế và hiệu quả. Đừng bỏ lỡ!
Hướng dẫn trẻ sơ sinh tự ngủ là các phương pháp, cách tiếp cận của cha mẹ để bé có thể học cách tự đưa mình vào giấc ngủ mà không cần sự trợ giúp của người khác và các nhân tố bổ trợ như ti giả, khăn quấn, tiếng ồn trắng… Đặc biệt khi nuôi con theo phương pháp EASY, việc rèn cho trẻ sơ sinh tự ngủ là điều cần thiết hơn bao giờ hết và góp phần quyết định vào sự thành công của phương pháp này.
Thực tế đã chứng minh, một em bé có thể tự ngủ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bé có thời gian ngủ dài hơn, thậm chí ngủ xuyên đêm và chất lượng giấc ngủ cũng cao hơn.
Trong nhiều trường hợp, các bé có thể tự đưa mình vào giấc ngủ, tuy nhiên một số bé cần sự hỗ trợ từ cha mẹ để có thể học cách tự ngủ.
Hiện có rất nhiều mẹ nhầm lẫn về việc trẻ sơ sinh tự ngủ là để mặc bé khóc đến khi nào bé ngủ thiếp đi mới thôi, bất kể là bao lâu. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm về việc dạy trẻ tự ngủ. Các phương pháp rèn bé tự ngủ hiện này đều có nước mắt nhưng việc để mặc cho bé khóc mà không quan tâm, không có sự hỗ trợ bé thì không phải là cách dạy trẻ tự ngủ đúng đắn và không được khuyến nghị để thực hiện.
Do đó, để chuẩn bị cho việc rèn cho trẻ sơ sinh tự ngủ, cha mẹ nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để quá trình hướng dẫn con tự ngủ diễn ra thuận lợi và thành công.
Giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong khi ngủ, các bé sẽ học hỏi thêm các kỹ năng, tích lũy trí nhớ và phát triển cả về thể chất lẫn trí não.
Trong những tháng đầu đời, một đứa trẻ sơ sinh sẽ dành hơn 70% thời gian trong ngày để ngủ. Trung bình 1 bé có thể ngủ 18 tiếng một ngày và con số ngày giảm xuống còn 14 tiếng một ngày khi bé được 1 tuổi. Một giấc ngủ dài sẽ giúp bé đào thảo nơ-ron thần kinh đã sử dụng trong ngày, táo tạo tế bào não. Đây sẽ là lúc để con ghi nhớ, học nhanh hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, khi ngủ một giấc dài sẽ giúp bé thư giãn, phục hồi. Con sẽ bình tĩnh tiếp nhận những cái mới từ môi trường, đặc biệt ăn tập trung và có hiệu quả hơn.
Ngược lại, việc bé thiếu ngủ sẽ khiến thần kinh bé căng thẳng, quá tải khiến con cáu gắt, quấy khóc, dẫn đến ợ nóng, nôn trớ. Thiếu ngủ cũng khiến bé thường ngủ gật trên ti mẹ, nên ăn được ít và không cơ cơ hội cảm nhận cảm giác no hay đói. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu và sự phát triển của bé.
Khi một đứa trẻ sinh ra, bé không thể học được cách tự đi vào giấc ngủ mà không làm phiền người khác bằng tiếng khóc của minh. Ngủ là hoạt động thường xuyên xảy ra và không ai có thể làm hộ bé được. Điều duy nhất mà cha mẹ có thể làm là tạo cho con một môi trường ngủ an toàn và quen thuộc, giúp con dễ vào giấc hơn.
Nếu bé không thể tự ngủ, dấu hiệu phổ biến sẽ là bé không có khả năng chuyển giấc. Bé chỉ ngủ 20-30 phút mỗi lần vào ban ngày và dậy nhiều lần vào ban đêm. Hiện có rất nhiều trường khi bé không thể tự ngủ, cha mẹ thường sử dụng việc căn như mồi như để dụ dỗ bé ngủ, điều này càng khiến bé ăn đêm nhiều gây ra các vấn đề không tốt cho sự phát triển của bé.
Ngay cả khi ban đêm bé được ăn nhiều nhưng con không đói, không mút, từ đó cũng không ngủ lại được dẫn đến tình trạng thiếu ngủ triền miên cả ngày và đêm, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần bé, gây mệt mỏi và suy nhược đến mẹ và gia đình.
Khi có có thể tự ngủ, cha mẹ không mất quá nhiều công sức và thời gian ru vỗ con ngủ. mà có thể thư thái và tận hưởng tốt hơn sự có mặt của con trong cuộc sống.
Tóm lại, việc rèn bé tự ngủ có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý của bé, đồng thời tạo ra môi trường gia đình thư thái. Đây là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giúp bé phát triển toàn diện trong giai đoạn sơ sinh.
Trẻ sơ sinh không thể tự ngủ ngay từ khi mới sinh ra. Việc tự ngủ là một kỹ năng mà bé cần học và phát triển theo thời gian. Do đó, một số cha mẹ sẽ dạy trẻ tự ngủ ngay từ những tuần đầu tiên bằng cách cho bé ngủ riêng, tập cho bé có thói quen sinh hoạt theo trình tự cố định EASY và sử dụng thêm các kỹ thuật trấn an 4S 5S để bé tự đưa vào giấc.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ sẽ chờ con đủ từ 4-6 tuần tuổi trở đi mới dạy trẻ tự ngủ. Tại thời điểm này, cha mẹ đã quen với nhịp sinh học của bé, đã hiểu rõ về cơ thể và tính khí và các phản ứng của con.
Thực tế, khi được 3 tháng tuổi, bé sẽ biết cách tự đưa mình vào giấc ngủ. Vì thế mẹ có thể chờ đến khi bé đủ 3 tháng tuổi. Nếu sau 3 tháng tuổi, bé vẫn chưa thể tự ngủ, mẹ hãy sử dụng các phương pháp hỗ trợ bé.
Tuy nhiên, cha mẹ đừng chờ quá lâu và để vấn đề trở nên trầm trọng mới rèn bé tự ngủ. Khi đó cả mẹ và bé đều mệt mỏi, thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ tồi tệ, sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn. Việc luyện trẻ sơ sinh tự ngủ lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, hãy chọn thời điểm rèn cho trẻ sơ sinh tự ngủ hợp lý nhất.
Có nhiều phương pháp khác nhau để giúp bé phát triển thói quen ngủ tự nhiên và thoải mái. Dưới đây là những phương pháp nổi tiếng mà cha mẹ có thể áp dụng để rèn trẻ sơ sinh tự nhanh chóng và hiệu quả.
Trình tự 4S thường được áp dụng trong các trường hợp:
Trình tự 4S được thực hiện thông qua 4 bước sau:
Giống với trình tự 4S, trình tự 5S cũng được áp dụng trong các trường hợp:
Trình tự 5S được thực hiện thông qua 5 bước sau:
Cha mẹ lưu ý thực hiện theo đúng trình tự 5S, đặc biệt chú ý bước 4 để bế bé đúng cách.
Phương pháp không nước mắt thường được áp dụng trong trường hợp bé khó ngủ hoặc ngủ nhưng đột nhiên tỉnh giấc dù mới chỉ ngủ được 10 phút hoặc nửa tiếng. Trường hợp này xảy ra khi bé ngủ ngày quá ngắn hay bé thức dậy đêm nhiều lần dù không phải để ăn.
Phương pháp này chỉ thành công khi mẹ xây dựng một kế hoạch luyện ngủ bao gồm cho bé sinh hoạt theo trình tự cố định. Lúc này mẹ cần quan sát quá trình ăn ngủ của con, cần hiểu được tín hiệu ngủ của bé. Đồng thời mẹ chuẩn bị môi trường ngủ thích hợp và cần thực hiện trình tự ngủ hợp lý cho bé.
Phương pháp không nước mắt bao gồm 7 bước sau:
Phương pháp bế lên đặt xuống, thường được gọi là phương pháp ‘Put up/put down,’ là một phương pháp luyện ngủ quan trọng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chủ đích của phương pháp này là giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và phát triển thói quen ngủ tốt.
Đơn giản, phương pháp này đòi hỏi cha mẹ bế bé lên khi bé cần sự an ủi, và sau đó nhẹ nhàng đặt bé xuống khi bé đã bình tĩnh và sẵn sàng để ngủ. Mẹ thực hiện lặp lại động tác này cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Bằng cách lặp lại quy trình này, bé dần dần học cách tự ngủ và tự lắng nghe cơ thể của mình.
Phương pháp bế lên đặt xuống thường phù hợp cho trẻ sơ sinh từ khoảng 4 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi trẻ có thể có phản ứng khác nhau, vì vậy cha mẹ cần quan tâm và thử nghiệm để xem xét liệu phương pháp này có phù hợp với bé của họ hay không. Quan trọng nhất, phương pháp này mang lại cơ hội cho bé phát triển thói quen ngủ lành mạnh và giúp cả gia đình có thêm thời gian thư giãn và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...