Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Cẩm nang cho mẹ 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Cẩm nang cho mẹ 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Cẩm nang cho mẹ 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Cẩm nang cho mẹ 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa an toàn và hiệu quả

Ngày đăng: 22/09/2023

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến sữa tràn vào đường thở của bé gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy cha mẹ phải sơ cứu thế nào khi con bị sặc sữa? Bài viết dưới đây của Vạn Phúc Care sẽ chỉ cho ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa một cách an toàn và hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

Sặc sữa là gì?

Sặc sữa là hiện tượng khi sữa của trẻ sơ sinh từ dạ dày trào ngược lên miệng và bị đẩy ra ngoài.  Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ đang bú sữa. Đối với những cha mẹ chưa có kinh nghiệm, khi gặp tình trạng này sẽ cảm thấy bối rối và tự hỏi trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?

Bé gái bị sặc sữa
Sặc sữa thường xảy ra khi trẻ đang bú sữa.

Thực tế, đây là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường không nguy hiểm đến tính mạng nếu được xử lý kịp thời. Ngược lại, nếu không được sơ cứu đúng cách, sặc sữa có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, từ viêm họng cho đến sặc sữa vào đường thở của trẻ.

Vì sao trẻ sơ sinh bị sặc sữa?

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do các nguyên nhân phổ biến sau. Cụ thể:

  • Lỗ ở núm bình sữa quá to, làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, khiến trẻ không nuốt kịp, gây ra tình trạng sặc sữa và thậm chí ọc sữa lên mũi.
  • Trong quá trình bú sữa, trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc
  • Hệ thống tiêu hóa của trẻ chỉ mới đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện hết.
  • Bé vừa ngủ vừa bú sữa hoặc bú quá nhanh khi đói, dễ dẫn đến sặc sữa. 

Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ áp dụng những biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa tình trạng sặc sữa cho con yêu.

Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa

Nhận diện dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa là một kỹ năng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần nắm vững để bảo vệ bé yêu. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa có thể khá rõ ràng và dễ nhận thấy nếu cha mẹ chú ý theo dõi. 

Đó là những dấu hiệu như bé đang bú hoặc nằm đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi là một tín hiệu cảnh báo rõ ràng. 

Ngoài ra, nếu trẻ đột nhiên khóc thét lên, hoặc có sữa trào ra mũi, miệng, hốt hoảng và da xanh tái, đây có thể là dấu hiệu trẻ bị sặc sữa.

Đặc biệt, trẻ bị sặc sữa có thể mềm nhũn hoặc co cứng, và trong trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở. Việc trẻ ngừng thở cũng được xem là biểu hiện của trẻ bị sặc sữa vào phổi.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
Cha mẹ cần xử lý ngay nếu con có các dấu hiệu bị sặc sữa.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý và nhận thức rõ ràng về những dấu hiệu này để kịp thời đưa ra cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa phù hợp nhất.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Đối với những người lần đầu làm cha mẹ sẽ rơi vào tình trạng hoang mang vì bé bị sặc sữa không biết phải làm sao? Bởi nếu không hành động nhanh chóng và đúng cách khi bé bị sặc sữa có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và làm theo cách sơ cứu của Bộ Y tế hoặc hướng dẫn dưới đây của Vạn Phúc Care:

Trường hợp bé sặc sữa nhưng vẫn có thể ho

Trong trường hợp bé sặc sữa, và ho sặc sụa, mẹ hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước:

  • Đặt bé nằm nghiêng

Nếu trẻ sặc sữa khi đang bú sữa, bạn hãy đặt bé nằm nghiêng từ từ. Lấy khăn sữa lau cho bé, sau khi được từ 1-3 phút, bé ổn định, hãy bế bé lên để vỗ ợ hơi. Sau đó, đặt bé nằm nghiêng, sữa sẽ không dễ trào ngược lên miệng.

  • Không bế trẻ lên

Tuyệt đối khi trẻ sặc sữa không được bế bé lên ngay lập tức. Hành động này sẽ khiến trẻ sặc sữa sâu hơn.

  • Thay đổi tư thế khi bú

Nếu bé sặc sữa khi đang bú, bạn có thể thử thay đổi tư thế bú của bé. Hãy để đầu bé cao hơn so với bụng, và đừng để bé quá nhanh hoặc quá chậm khi bú sữa.

Sơ cứu khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa, mẹ cần bình tĩnh để thực hiện sơ cứu đúng cách.

Trường hợp bé không thể ho khi sặc sữa

Nếu trẻ bị sặc và không thể ho được nhưng vẫn tỉnh táo, cha mẹ hãy thực hiện các bước sơ cứu sau:

  • Bước 1

Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp hơn ngực và tựa vào đùi. Đồng thời ba mẹ giữ đầu và cằm của bé ở tư thế thẳng.

  • Bước 2

Sử dụng gót bàn tay, vỗ lưng trẻ 5 lần giữa hai vai theo hướng từ trên xuống dưới và ra trước.

  • Bước 3

Sau khi vỗ lưng, đặt tay còn lại lên lưng trẻ, giữ đầu và cổ chặt.

  • Bước 4

Lật trẻ ngửa một cách cẩn thận (giữ đầu và cổ chặt), để trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.

  • Bước 5

Ấn vào ngực bé 5 lần ở vị trí 1/2 ngay dưới xương ức, ở dưới đường liên vú. Mỗi lần ấn kéo dài khoảng 1 giây, cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.

  • Bước 6

Lặp lại chu trình 5 lần vỗ lưng và 5 lần áp lực ngực cho đến khi trẻ bắt đầu hô hấp trở lại. Trong trường hợp không thể tự sơ cứu cần gọi cấp cứu ngay lập tức

Làm thế nào để phòng tránh sặc sữa ở trẻ?

Phòng ngừa sự cố sặc sữa là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách phổ biến cha mẹ nên áp dụng:

Đảm bảo tư thế bú đúng cách

Đây là một trong những cách chống sặc sữa khi bú mẹ. Khi cho bé bú, hãy đảm bảo bé được bế cao đầu, ở tư thế thoải mái. Cho bé bú từ từ, không vội vàng, đặc biệt với những bé yếu hay sinh non tháng. Quan sát bé trong quá trình bú, đảm bảo bé nuốt hết sữa trong miệng sau khi mút.

Ngừng cho bé bú khi bé khóc

Nếu bé khóc khi đang bú, hãy ngừng cho bé bú ngay lập tức. Đảm bảo bé đã nuốt hết sữa trong miệng trước khi tiếp tục bú, tránh để sữa tiếp tục chảy xuống miệng và gây sặc sữa. Không ép bé ăn.

Kiểm tra núm bình sữa

Đối với bé bú bình, hãy chú ý kiểm tra đầu núm vú cao su có phù hợp với bé bú chưa. Tránh để lỗ quá to có thể làm sữa chảy nhanh và gây sặc sữa. Hãy sử dụng núm bình có lỗ phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu ăn uống của bé. Khi cho bé bú, hãy nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để bé không bị mút nhiều không khí, tránh tình trạng nôn, trớ sau bữa ăn.

Vỗ ợ hơi cho bé

Sau khi bé ăn xong, đặt bé nằm nghiêng trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ nhẹ lưng bé để bé ợ hơi từ trong dạ dày, tránh đầy hơi và giảm nguy cơ sặc sữa. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi một lúc sau khi ăn xong trước khi đặt bé nằm xuống. 

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh.
Cha mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú sữa.

Qua những cách phòng ngừa trên, cha mẹ có thể giúp bé tránh những tình huống không mong muốn và đảm bảo bé ăn uống an toàn và thoải mái. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và hỗ trợ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù việc bé sặc sữa là tình trạng phổ biến và thường tự điều chỉnh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là những tình huống mà cha mẹ cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế:

Sặc sữa dẫn đến ngừng thở hoặc suy hô hấp

Nếu bé bị sặc sữa và có dấu hiệu ngừng thở hoặc suy hô hấp, bất tỉnh. Cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, cấp cứu kịp thời. Đây là tình huống khẩn cấp và yêu cầu sự can thiệp của các chuyên gia y tế.

Trẻ có triệu chứng khác

Nếu bé bị sặc sữa kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, hoặc khó thở, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán đúng tình trạng của bé. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh khác và cần tìm ra nguyên nhân để chữa trị kịp thời.

Lưu ý rằng, đây chỉ là một số tình huống thường gặp và cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ. Việc đưa bé đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ giúp cha mẹ có những giải pháp và hướng dẫn phù hợp để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé yêu.

Trên đây là cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa an toàn và hiệu quả mà Vạn Phúc Care muốn chia sẻ đến cha mẹ. Hy vọng rằng, những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp cha mẹ an tâm và tự tin hơn khi đối mặt với tình huống bé sặc sữa, đồng thời biết cách phòng ngừa tình trạng này. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết hữu ích của chuyên mục Cẩm nang cho mẹ để có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc chăm sóc con yêu nhé!

Bài viết khác

Cẩm nang cho mẹ 03/11/2024

Khi biết tin vui có thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn biết quá trình hình thành thai nhi và quá trình phát triển của thai nhi một cách...

Cẩm nang cho mẹ 03/11/2024

Mang thai là hành trình kỳ diệu khi người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới với nhiều cảm xúc hồi hộp, đợi chờ và hạnh phúc. Để...

Cẩm nang cho mẹ 03/11/2024

Dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi....

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay