Muốn áp dụng thành công phương pháp EASY cho trẻ, một trong những vấn đề cha mẹ cần nắm rõ là tình trạng catnap. Vậy catnap là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng catnap ở bé? Cùng Vạn Phúc Care tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Đây là một trong số thuật ngữ phổ biến cha mẹ thường nghe nói trong phương pháp EASY.
Nap trong tiếng Anh được hiểu là giấc ngủ ngắn vào ban ngày của bé. Thông thường một nap lý tưởng thường kéo dài khoảng 1,5 tiếng đến 2 tiếng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, các con thường ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc với khoảng thời gian ngủ từ 30-40 phút tỉnh là khóc. Khi đó, các con không tự chuyển giấc, nối giấc được để ngủ lại. Tình trạng này được xem là catnap.
Lưu ý, catnap là chỉ giấc ngủ ngày, không phải giấc ngủ đêm. Hiện vẫn còn nhiều cha mẹ nhầm lẫn catnap với hiện tượng lẫn lộn ngày đêm của trẻ. Tiêu biểu như việc trẻ thức dậy liên tục 30 phút/lần trong đêm thì đây không được xem là hiện tượng catnap mà là việc trẻ bị lẫn lộn ngày đêm.
Đọc thêm: Cẩm nang nuôi con theo phương pháp EASY >>
Hiện tượng catnap thường xuất hiện khi trẻ theo phương pháp EASY và đã đạt độ tuổi 6 tuần trở lên. Đây là dấu hiệu cho thấy lịch hoạt động của con có vấn đề. Tại thời điểm này, cha mẹ cần chú ý và xem xét việc nâng cấp lịch EASY từ EASY 3 lên EASY 3,5.
Thực tế, khi bé đạt 6 tuần tuổi, khả năng nhận biết và tích trữ năng lượng của bé đã tốt hơn. Bé cũng đã phát triển kỹ năng điều chỉnh với môi trường một cách nhanh hơn, kéo dài thời gian hoạt động. Nếu cha mẹ vẫn để bé thức trong khoảng thời gian ngắn như ở EASY 3 (45-60 phút), có thể bé sẽ tỉnh dậy sau 20 phút, 30 phút hoặc 45 phút.
Lúc này, việc chuyển lịch EASY nghĩa là thời điểm mẹ nên điều chỉnh thời gian thức để bé được thức lâu hơn. Điều này đảm bảo bé có giấc ngủ ngày chất lượng hơn và không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng catnap.
Theo các chuyên gia, tình trạng catnap ở trẻ diễn ra chủ yếu do các nguyên sau:
Khi bé ngày càng lớn, nhu cầu thời gian thức cũng ngày càng gia tăng. Qua quan sát, có thể thấy rằng mỗi tuần bé phát triển thêm cũng đồng nghĩa với việc bé có khả năng thức lâu hơn trong từng chu kỳ EASY thêm khoảng 5-10 phút. Vì vậy, đối với bé 8 tuần, nếu thời gian thức vẫn quá ngắn, không đủ mệt và kết hợp với giai đoạn cáu kỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng bé chỉ ngủ trong khoảng thời gian ngắn. Như vậy con sẽ xu hướng thực hiện giấc ngủ ngắn vào ban ngày hay catnap.
Tại giai đoạn này, việc tăng thời gian thức cho bé là cần thiết. Mẹ có thể tự chủ động điều chỉnh thời gian thức từ 1,5 giờ (theo Easy 3,5) lên 2 giờ (theo Easy 4). Tuy nhiên, việc giãn thời gian cần phải thực hiện từ từ, trì hoãn mỗi ngày một chút cho đến khi bé đã sẵn sàng để thức lâu hơn và tận dụng thời gian ngủ tối ưu.
Sự việc này thỉnh thoảng xuất hiện ở các bé tuân thủ EASY, nhất là khi bé bị rời xa môi trường thường ngày. Ngược lại, một số trường hợp khi bé thức quá lâu hoặc không có môi trường ngủ ổn định, cũng dẫn đến giấc ngủ quá ngắn.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi mẹ không quan tâm đủ đến thời gian bé thức, khi bé thức quá giấc và sau đó mới cho ngủ, hoặc trong trường hợp bé đi du lịch cùng gia đình, khi môi trường không quen thuộc gây ra khó ngủ. Trong việc chuyển đổi giữa các chu kỳ giấc, nhiều bé thường thức dậy ngay cả khi ngồi trên xe đẩy hoặc ghế ô tô.
Giải pháp cho tình trạng này bao gồm việc làm dịu tác động của môi trường lạ, cắt ngắn thời gian thức, sử dụng khăn tối để che phủ xe đẩy khi bé đi du lịch, và lên kế hoạch để bé không phải di chuyển nhiều khi đến giờ ngủ. Trong một số tình huống, khi đi du lịch, nhiều gia đình sẽ chấp nhận giấc ngủ ngắn để không làm ảnh hưởng đến chuyến đi.
Đây là tình trạng mà bé thường quen với việc ăn những bữa gần nhau, như một phản xạ điều kiện, cách nhau một khoảng thời gian ngắn, và mỗi lần bé ăn chỉ một ít, không đủ no bụng, còn gọi là việc ăn vặt.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở các bé không tuân thủ theo phương pháp EASY, hoặc dù mẹ thức bé sau mỗi 2 giờ, nhưng lại cho ăn sau 3 giờ mỗi lần, dẫn đến việc bé chỉ ngủ trong 1 giờ rồi tỉnh dậy và đòi ăn. Cách để giải quyết tình trạng này là khi bé tỉnh dậy sớm hơn thời gian 2 giờ, thay vì cho bé ăn ngay, cha mẹ nên giúp bé ngủ lại đủ thời gian và giãn tối đa khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn, gần đến mốc 4 giờ.
Trong giai đoạn tuần khủng hoảng, não bé phát triển nhanh chóng, học những kỹ năng cơ bản như lẫy, ngồi, trườn. Các kỹ năng này thường được học trong giai đoạn ngủ vô thức của bé, dẫn đến việc con vẫn có thể thực hiện chúng khi đang ngủ, chẳng hạn như lẫy, trườn.
Tuy nhiên, quá trình “học tập” vô thức này thường khiến bé trằn trọc. Đôi khi bé không thức dậy, chỉ mới ọ ẹ nhưng cha mẹ hiểu nhầm và can thiệp quá sớm, gây phiền toái cho bé. Cũng có thời điểm bé thực sự thức dậy vì các giai đoạn ngủ REM quá mạnh mẽ, khiến bé tỉnh giấc.
Không may, trong những giai đoạn này, không có cách nào khắc phục hết thảy. Đây là sự phát triển tự nhiên của bé, cha mẹ cần học cách chấp nhận và kiên nhẫn chờ đợi qua giai đoạn này.
Để giúp bé vượt qua giai đoạn này, hãy duy trì gần với lịch trình EASY 4 và thực hiện một quá trình tự đi ngủ đáng tin cậy nhất có thể. Khi mọi thứ khác thay đổi, việc giữ vững sự ổn định trong việc tự ngủ của bé sẽ giúp bé tự tin và tạo nền tảng vững chắc để thích nghi và điều chỉnh theo tình hình mới.
Với những bé chưa thể tự ngủ, vẫn cần hỗ trợ từ ti mẹ hoặc việc bế ru để vào giấc ngủ, bé thường gặp khó khăn khi chuyển giấc sau mỗi 20 phút. Khi đó bé thức dậy, bé có thể cảm nhận sự thay đổi trong môi trường ngủ và cảm thấy không quen thuộc. Bé có thể phản đối và khóc, bởi bé cảm thấy mất điều kiện quen thuộc khi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, với bé đã biết tự ngủ, khi bé nhắm mắt để vào giấc, bé có thể tự tin và thoải mái. Bé cảm thấy mọi thứ vẫn như lúc trước khi bé nhắm mắt ngủ, không gặp sự lạ lẫm hay sốc. Bé có khả năng tự ngủ lại và hoàn thành chu kì ngủ của mình một cách bình thường.
Đọc thêm: Hướng dẫn luyện ngủ EASY cho trẻ sơ sinh >>
Việc bé bị ngủ thiếu thời gian trong từng giấc ngủ và mẹ áp dụng “ngủ bù” có thể dẫn đến tình trạng bé có quá nhiều nap không phù hợp với độ tuổi. Ví dụ, bé theo lịch Easy 4, nhưng do ngủ ngắn và thức dậy sau 45 phút, mẹ thường cho bé ngủ nhiều giấc. Tuy nhiên, việc này làm bé ngủ ngày quá nhiều giấc ngắn và không có giấc ngủ chất lượng.
Số lượng giấc ngủ ngắn và không chất lượng dẫn đến tình trạng bé mệt mỏi và cảm giác dậy đêm. Điều quan trọng là bé cần một cú huých, một điều chỉnh từ bên trong để quay lại với nếp sinh hoạt ngủ tốt. Cách thực hiện tương tự như việc thiết lập lịch Easy ban đầu, giúp bé có giấc ngủ ngày tốt và đồng thời cải thiện giấc ngủ đêm.
Vậy làm thế nào để cải thiện và khắc phục tình trạng catnap ở trẻ? Dưới đây là những biện pháp cụ thể giúp cha mẹ khắc phục tình trạng catnap và cải thiện giấc ngủ của con:
Một trong những phương pháp giảm catnap cho trẻ là sử dụng nút chờ. Mẹ hãy để bé tự trấn an trong khoảng thời gian bé tỉnh giấc và khóc. Cha mẹ hãy để bé tự thức một thời gian ngắn, từ 3 đến 5 phút hoặc cả một khoảng thời gian dài hơn tùy thuộc và mẹ. Điều này giúp bé học cách tự yên bình và vào giấc ngủ mà không cần can thiệp từ cha mẹ.
Một cách khác là vào phòng bé trước thời điểm bé tỉnh giấc (khoảng 30 phút) và vỗ nhẹ nhàng để giúp bé thả lỏng người (mất khoảng 15-20 phút). Điều này giúp bé chuyển sang giấc ngủ một cách tự nhiên hơn và không cần đòi hỏi nhiều can thiệp.
Âm thanh trắng có thể giúp tạo ra môi trường yên tĩnh và dễ chịu cho bé. Hãy bật tiếng ồn trắng từ khi bé bắt đầu vào giấc ngủ cho đến khi bé kết thúc giấc ngủ.
Nếu bé cần ti để vào giấc ngủ, hãy sử dụng ti giả để giúp bé tự an ủi và bình tĩnh hơn. Mẹ hãy đặt ti giả vào miệng bé khi bé khóc, và giữ nó cho bé đến khi bé tự ngủ lại.
Áp dụng phương pháp “Cry it out” (CIO) là để bé khóc trong một khoảng thời gian nhất định trước khi vào giấc ngủ. Cha mẹ hãy đứng ngoài phòng để theo dõi con, hỗ trợ con nếu cần thiết (nôn trớ, khóc quá to). Nếu bé vẫn khóc đến 1,5 giờ, hãy kết thúc giấc ngủ và thử lại trong lần tới.
Đây được xem là một trong những thách thức không nhỏ đối với một số cha mẹ bởi biện pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm lý vững vàng của bố mẹ. Tuy nhiên, biện pháp này mang lại hiệu quả cao, mất thừ 4 – 7 ngày là bé có thể hết Catnap. Mẹ lưu ý rằng, mỗi bé có thể phản ứng khác nhau với các phương pháp này, hãy thử và tìm ra cách phù hợp nhất cho bé của bạn.
Hy vọng thông qua bài viết này của Vạn Phúc Care, cha mẹ đã hiểu rõ catnap là gì và biết cách khắc phục tình trạng catnap ở bé. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác của chúng tôi trong chuyên mục phương pháp EASY nhé!
Thai giáo là một phần không thể thiếu trong hành trình mang thai, giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ trong...
Thai giáo là hành trình tuyệt vời và thiêng liêng nhất, nơi cha mẹ dành trọn tình yêu thương để nuôi dưỡng và kết nối với con yêu ngay từ...
Bé đủ tuổi và có những tín hiệu cần được áp dụng ngay lịch EASY 4, nhưng mẹ chưa biết bắt đầu từ đâu? Mẹ chưa hiểu hết về các...