Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Phương pháp EASY: Hướng dẫn nuôi con chi tiết nhất

Phương pháp EASY: Hướng dẫn nuôi con chi tiết nhất

Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả...

Kiến thức 29/03/2025

Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả để thiết lập nếp sinh hoạt ổn định cho trẻ sơ sinh. Bài viết này...

Thai giáo và hành trình yêu thương từ trong bụng mẹ

Thai giáo và hành trình yêu thương từ trong bụng mẹ

Thai giáo là hành trình tuyệt vời và thiêng liêng nhất, nơi cha mẹ dành...

Kiến thức 17/03/2025

Thai giáo là hành trình tuyệt vời và thiêng liêng nhất, nơi cha mẹ dành trọn tình yêu thương để nuôi dưỡng và kết nối với con yêu ngay từ...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

[Thắc mắc] Tắc tia sữa uống thuốc gì? 

Ngày đăng: 09/05/2022

Tình trạng tắc tia sữa chắc không còn xa lạ với các chị em. Nó có thể cải thiện bằng một số mẹo đơn giản tại nhà, nhưng nếu để lâu và xuất hiện triệu chứng nặng hơn, thì có thể bạn sẽ phải dùng đến thuốc Tây. Vậy, tắc tia sữa uống thuốc gì cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé? 

Có nên cho con bú khi bạn bị tắc tia sữa không?

Có, bạn nên tiếp tục cho trẻ bú. Có thể không thoải mái khi cho con bú khi bị tắc tia sữa. Nhưng việc cho con bú sẽ giúp sữa di chuyển qua các ống dẫn sữa, hỗ trợ chúng giãn nở ra. Khi cho con bú, hãy bắt đầu cho trẻ bú bên vú bị ảnh hưởng trước. Bằng cách đó, bạn sẽ đảm bảo sữa không đọng lại trong ống dẫn sữa và ngăn chặn cho vi khuẩn phát triển.

Có nên dùng thuốc để điều trị tắc tia sữa không?

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, thuốc tây giống như một con dao hai lưỡi. Các triệu chứng tắc ống dẫn sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ nên nhiều mẹ luôn băn khoăn không biết có cần uống thuốc thông tuyến sữa bị tắc không, vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Thuốc có thể giúp phụ nữ điều trị các triệu chứng của tắc ống dẫn sữa, mặt khác, thuốc cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dòng sữa mẹ và sức khỏe của em bé. Vì vậy, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị tắc ống dẫn sữa cần hết sức thận trọng và cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn trong các trường hợp sau: 

  • Mẹ đã thử nhiều phương pháp như: vắt sữa, xoa bóp, chườm nóng nhưng vẫn không có tác dụng. 
  • Do các triệu chứng như tắc ống dẫn sữa và chèn ép ống dẫn sữa khiến mẹ không chịu được cơn đau.
  • Tắc ống dẫn sữa kéo dài 3-4 ngày mà không có cải thiện thì mẹ cần đi khám ngay để tránh để lâu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú,…. 

Đó là lý do tại sao sử dụng thuốc tây để chữa ống dẫn sữa bị tắc được xem là một biện pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác. Hãy cùng tìm hiểu tắc tia sữa uống thuốc gì hiệu quả và an toàn cho mẹ nhé! 

Một số loại thuốc tây chữa tắc tia sữa

Từ trước đến nay, thuốc Tây được dùng để chữa tắc tia sữa sữa với mục đích chính là cải thiện các triệu chứng và khắc phục các biến chứng do tắc ống dẫn sữa gây ra. Hãy tự mình tìm hiểu về những loại thuốc này và trả lời câu hỏi của bạn về việc tắc tia sữa uống thuốc gì?. 

Các triệu chứng điển hình đối với mẹ bị tắc ống dẫn sữa là: đau vú và sốt cao. Do đó, các loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm như: paracetamol, ibuprofen. 

Paracetamol

Theo các chuyên gia, paracetamol được coi là một trong những loại thuốc an toàn nhất cho phụ nữ đang cho con bú. Mặc dù paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt, nhưng chị em hãy cẩn thận khi sử dụng loại thuốc này vì nó đi vào sữa mẹ với một lượng nhỏ và có thể gây phát ban trên da của trẻ như một tác dụng phụ khi cho con bú. Tác dụng phụ này xảy ra sau khi mẹ dùng paracetamol được 2 ngày và giảm dần khi mẹ ngừng thuốc. 

Mẹ không nên dùng paracetamol nếu: 

  • Có tiền sử dị ứng với paracetamol. 
  • Đang dùng một loại thuốc khác có chứa paracetamol. 

Ngoài ra, có một số tình huống mẹ cần lưu ý khi sử dụng paracetamol là khi mẹ quá gầy, huyết áp thấp, hoặc đang bị suy giảm chức năng gan và thận,…

Ibuprofen

Để trả lời thêm cho câu hỏi tắc tia sữa uống thuốc gì, loại thuốc tiếp theo dành cho các mẹ đó chính là ibuprofen. Cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với một lượng nhỏ ibuprofen qua sữa mẹ gây ra rủi ro. Vì vậy, sử dụng ibuprofen điều độ theo chỉ định của bác sĩ cũng là một loại thuốc an toàn cho mẹ. Ibuprofen làm giảm viêm trong cơ thể (và mô vú), giảm áp lực lên ống dẫn sữa. Điều này có thể giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn. 

Một lưu ý quan trọng là phụ nữ bị tắc ống dẫn sữa không nên sử dụng ibuprofen khi mang thai, vì nó có thể khiến bạn có nguy cơ bị sẩy thai và hen suyễn sau sinh. Ngoài ra, bạn không nên dùng ibuprofen nếu bạn bị loét dạ dày, vì thuốc này có thể gây loét dạ dày và gây co thắt phế quản. 

Mẹo trị tắc tia sữa theo dân gian

Sau khi tìm hiểu kĩ càng về việc tắc tia sữa uống thuốc gì, các mẹ nên biết thêm một số mẹo dân gian giúp trị tắc tia sữa hiệu quả dưới dây:

Uống nước xơ mướp khô

Cho mướp khô (mướp già bỏ hạt, bỏ vỏ, phơi nắng), 10 miếng gai bồ kết, 1 củ hành khô / tươi và khoảng 2 bát nước vào ấm và đun sôi. Nấu cho đến khi nước rút lại còn một bát, uống khi nước nguội. Các mẹ nên uống trong vòng 2 – 3 ngày rồi tạm ngưng. 

Uống nước lá đinh lăng

Lấy lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng lên rồi đun lấy nước uống dần. Nước lá đinh lăng không đắng, có mùi vị dễ chịu, dễ uống, đồng thời giúp sữa có mùi thơm, kích thích trẻ bú. 

Nước lá bồ công anh

Lấy khoảng 100 gam lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Sau đó, thêm khoảng 150 ml nước và đun sôi trong khoảng 15 phút. Nước lá bồ công anh có thể được sử dụng hàng ngày như một loại trà thông thường. Bã nước lá bồ công anh có thể dùng đắp lên ngực. Áp dụng liên tục trong khoảng 5 ngày để thấy kết quả. 

Nước thông thảo

Bỏ khoảng một nắm lá thông thảo vào nồi và nấu trong khoảng 20 – 30 phút, loại bỏ phần bã thừa. Để nước lá thông tiết ra hết chất dinh dưỡng khi nấu, bạn cần đặt một chiếc đĩa hoặc bát nhỏ vào nồi. Nước lá thông thảo đặc biệt thơm ngon và hấp dẫn khi làm súp, cháo, canh ăn hằng ngày.

Nói tóm lại, các mẹ nếu có dấu hiệu bị tắc ống dẫn sữa thì nên áp dụng các mẹo dân gian nêu trên. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, hoặc có thêm các triệu chứng sốt cao, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tắc tia sữa uống thuốc gì

Bài viết khác

Kiến thức 24/04/2025

Wonder Week hay Tuần Khủng Hoảng luôn là câu chuyện khiến các mẹ bối rối. Con yêu vốn ngoan ngoãn bỗng dưng trở nên quấy khóc, bám mẹ hơn, thay đổi nếp...

Kiến thức 29/03/2025

Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả để thiết lập nếp sinh hoạt ổn định cho trẻ sơ sinh. Bài viết này...

Kiến thức 29/03/2025

Tummy time: Hoạt động đơn giản nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời. Từ việc tăng cường sức mạnh cơ bắp đến...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay