Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Kiến thức 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Kiến thức 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Thai nhi bài tiết thế nào trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày?

Ngày đăng: 25/03/2024

Mẹ có bao giờ tưởng tượng thai nhi bé bỏng trong bụng sẽ bài tiết như thế nào chưa? Hãy cùng khám phá những bí ẩn đầy thú vị về hệ bài tiết của thai nhi.

Ngay từ khi được 2 tháng tuổi, phôi thai đã bắt đầu bài tiết nước tiểu. Nước tiểu được thải vào buồng ối và hòa vào nước ối. Sau đó, thai nhi sẽ nuốt nước ối, bao gồm cả nước tiểu, để tái tạo và duy trì lượng nước ối cần thiết.

Như vậy, thai nhi sẽ uống nước tiểu của mình trong suốt 7 tháng trong bụng mẹ.

Thai nhi trong bụng mẹ
Khi được 2 tháng tuổi, em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó thải ra chính nguồn nước ối đã nuốt của mình.

Khi hệ tuần hoàn, tiếu niệu và thận phát triển bắt đầu xử lý lưu lượng máu và tạo ra nước tiểu. Nước tiểu này sẽ được đưa vào dịch ối xung quanh. Như vậy, nước tiểu của thai nhi là một nguồn nước ối lớn trong vài tháng của thai kỳ.

Tuy nhiên, nước tiểu của thai nhi không giống như phân, nước tiểu của bé trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh. Đặc biệt, nước ối luôn được tái tạo và đổi mới mỗi 3 giờ để đảm bảo môi trường sống trong lành cho thai nhi.

Đọc thêm: Bật mí về ngôi thai ngang: “Cơn ác mộng” của mẹ bầu >>

Bước sang tuần thứ 31-34 của thai kỳ, mỗi ngày bé sẽ bài tiết nước tiểu khoảng 500ml vào trong nước ối. Nước ối là một môi trường có nhiều dinh dưỡng với khả năng táo tạo và trao đổi, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sự sống của bé trong tử cung. Như vậy, bé trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tiêu hóa, tuần hoàn, tiếu niệu.

Quá trình thai nhi bài tiết trong bụng mẹ

Khi trẻ được 24 tuần tuổi, phân của bé bắt đầu tích lũy dần. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi, chỉ sau khi ra đời, phân su sẽ được thải ra ngoài qua đường hậu môn trong lần đi vệ sinh đầu tiên của bé. Lúc này phân có màu đen đậm hoặc xanh đen.

Thay tã cho trẻ sơ sinh
Phân su sẽ được thải ra ngoài trong lần đầu tiên bé đi vệ sinh sau khi chào đời.

Như vậy, có thể nói, hầu hết thai nhi chỉ đi tiểu tiện và hoàn toàn không đi đại tiện trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Theo nghiên cứu, có một số nhỏ khoảng 12% thai nhi không thể giữ phân su trong ruột, cho đến khi chào đời mà sẽ thải phân su ra nước ối.

Hoặc khi bé đã quá ngày dự sinh, hệ tiêu hóa trưởng thành thì cũng có thể đào thải phân su ngay trong bụng mẹ. Lúc này nước ối sẽ có màu xanh hoặc hơi vàng, nhưng phần lớn không gây hại cho bé khi còn nằm trong bụng mẹ.

Tham khảo thêm: Cảnh báo nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm khuẩn từ mẹ >>

Hội chứng hít ối phân su

Dù vậy, có một trường hợp cần lưu ý là hội chứng hít ối phân su. Trong suốt 9 tháng, 10 ngày nằm trong bụng mẹ, phổi của bé luôn đầy nước ối.

Nếu phổi bé có phân su, nó sẽ đi qua khi quản. Khi chuyển dạ, nếu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài, bé sẽ khó thở và hít phải phân su.

Trẻ sơ sinh mắc hội chứng hít ối phân su
Hội chứng hít ối phân su gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Khi hít phải phân su có thể chặn đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, đồng thời giảm lượng oxy. Đối với những trẻ hít phân su, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp.

Hội chứng này còn làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị tăng huyết áp phổi dai dẳng, khiến bé khó thở đúng cách và đe dọa đến tính mạng bé.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Hầu hết trẻ sơ sinh khi hít phải phân su sẽ không gặp biến chứng sức khỏe lâu dài. Nhưng đây cũng là vấn đề nguy hiểm cần quan tâm bởi phân su tồn tại trong phổi có thể gây viêm và nhiễm trùng.

Vì vậy, khi thai phụ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ của cơ thể hoặc quá trình siêu âm phát hiện nước ối màu xanh sẫm cần đến bệnh viện ngay.

Bên cạnh đó, nên đi khám thường xuyên để biết tình trạng của mình và có cách xử lý khi sinh. Thai nhi già cũng làm tăng nguy cơ thai nhi ị ra phân su trước và trong khi sinh. Vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ thai kỳ kể từ tuần 37 trở đi.

Bài viết khác

Kiến thức 03/11/2024

Khi biết tin vui có thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn biết quá trình hình thành thai nhi và quá trình phát triển của thai nhi một cách...

Kiến thức 03/11/2024

Mang thai là hành trình kỳ diệu khi người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới với nhiều cảm xúc hồi hộp, đợi chờ và hạnh phúc. Để...

Kiến thức 03/11/2024

Dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi....

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay