Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Biếng ăn tâm lý 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Biếng ăn tâm lý 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Biếng ăn tâm lý 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Biếng ăn tâm lý 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Trẻ sơ sinh có nên uống nước? Lưu ý quan trọng khi bổ sung nước cho bé

Ngày đăng: 19/10/2023
Trẻ sơ sinh đang bú ti mẹ.
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ cần uống sữa mẹ

Rất nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ tráng miệng bằng nước sau khi bú sữa nhưng không biết rằng hành động này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé, cụ thể là những trẻ chưa đủ độ tuổi cho phép uống nước? Tại sao lại như vậy? Cùng Vạn Phúc Care tìm hiểu vấn đề này để đưa ra quyết định đúng đắn, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho con yêu của cha mẹ.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, rất nhiều cha mẹ đều băn khoăn trước vấn đề trẻ sơ sinh có nên uống nước. Đây cũng được xem là một trong những câu hỏi gây tranh cãi trong cộng đồng cha mẹ. Bởi nhiều gia đình cho rằng, nước là một phần của cơ thể và trẻ sơ sinh có thể uống nước để “tráng miệng” sau khi uống sữa. Tuy nhiên theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh không cần và cũng không được uống nước dưới 6 tháng tuổi.

Thực tế, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp nước tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng (sữa đầu mỗi cữ bú). Do đó, để giúp trẻ bổ sung nước, mẹ hãy cho con bú nhiều sữa. Điều này còn giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ bé khỏi virus gây bệnh. 

Một đứa trẻ được xem là bú mẹ hoàn toàn chỉ khi bé uống duy nhất sữa mẹ và không có bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng bổ sung nào, kể cả nước. Thậm chí trong điều kiện thời tiết nóng bức, trẻ sơ sinh cũng không được uống nước. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp nếu bé cần dùng thuốc hoặc các dung dịch bù nước đường uống, nước chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi trong quá trình cho bé bú hàng ngày nghĩa là mẹ đã cho bé uống tất cả nước mà bé cần.

Hậu quả khi cho trẻ sơ sinh uống nước quá sớm

Trẻ sơ sinh uống nước quá sớm có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cùng Vạn Phúc Care điểm qua một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra:

Ảnh hưởng đến trẻ việc hấp thu sữa mẹ

Thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh rất bé. Vì thế khi cho bé uống nước, bé sẽ bị đầy bụng và no, dẫn đến tình trạng biếng bú ở trẻ. Đồng thời, khi bé uống nước quá sớm, nhu cầu bú sữa mẹ có thể giảm đi. Việc này có thể dẫn đến việc bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết từ sữa mẹ, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của bé. 

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nước không có khả năng chống nhiễm khuẩn như sữa mẹ. Đặc biệt, uống nước không an toàn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể bé, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác cho bé.

Ngộ độc nước

Khi trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước, có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước ở bé. Điều này liên quan đến việc thận của bé chưa hoàn thiện và không thể xử lý lượng nước thừa một cách hiệu quả. Khi lượng nước thừa bị đẩy vào các mạch máu, natri trong cơ thể bé sẽ bị loãng và thoát ra ngoài cơ thể. Việc thiếu natri có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não, tăng nguy cơ co giật và bệnh động kinh ở trẻ…

Trẻ sơ sinh nằm uống nước
Cho trẻ sơ sinh uống nước quá sớm khi chưa đủ tuổi có thể khiến bé ngộ độc nước

Ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Trẻ sơ sinh uống nước quá sớm có thể làm giảm kích thích sản xuất sữa mẹ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ và có thể làm giảm khả năng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài.

Vì những hậu quả tiềm năng này, rất quan trọng để hiểu rõ rằng trẻ sơ sinh không cần và không nên uống nước trước 6 tháng tuổi. Việc duy trì việc cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu sẽ giúp đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho bé.

Đọc thêm: Những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh khi chăm sóc bé >>

Trẻ mấy tháng uống được nước?

Trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Câu trả lời chắc chắn là có vì việc bổ sung nước rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vậy đâu là thời điểm “vàng” thích hợp cho trẻ sơ sinh uống nước?

Theo các tổ chức Y tế trên thế giới, thời điểm thích hợp để cho các bé uống nước là khi bắt đầu ăn dặm, thường xảy ra từ 6 tháng tuổi trở đi. Trong giai đoạn này, khi bé tiếp xúc với các loại thực phẩm rắn, bé có thể được cho uống lượng nhỏ nước đun sôi để nguội. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho bé. Việc bổ sung nước chỉ cần thiết khi bé đã bắt đầu tiếp xúc với các loại thực phẩm rắn và cần một lượng nước nhỏ để hòa quyện thức ăn. Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể uống nước theo nhu cầu cá nhân.

Trẻ 6 tháng uống bao nhiêu nước 1 ngày

Theo các chuyên gia y tế, không có một con số chính xác về lượng nước cần thiết cho bé 6 tháng tuổi mỗi ngày. Mà lượng nước cung cấp cho cơ thể trẻ sẽ phụ thuộc vào cân nặng, hàm lượng sữa trẻ bú và nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, lượng nước cung cấp cho trẻ trung bình khoảng 100ml/kg cân nặng.

Trong trường hợp bé đủ 6 tháng tuổi trở đi, nếu bé bú được lượng sữa 100ml/kg cân nặng mỗi ngày, cha mẹ không cần bổ sung thêm nước cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý cần đảm bảo cho bé uống sữa với liều lượng ít nhất là 500ml sữa một ngày. Sau đó mới tính đến lượng nước cần bổ sung, tính theo kilogam cân nặng của con để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.

Bé gái tự cầm bình khi uống nước
Lượng nước bổ sung cho bé một ngày phụ thuộc vào cân nặng, lượng sữa trẻ bú và nhu của từng bé

Để cha mẹ dễ hiểu, Vạn Phúc Care sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về số lượng nước cần bổ sung cho trẻ. “Nếu bé nặng 8kg cần 800ml nước. Lượng sữa bé uống trong ngày rơi vào khoảng 600ml sữa thì bé cần được bổ sung thêm 200ml nước”. Cha mẹ có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước ép hoa quả…

Những điều cần lưu ý khi trẻ sơ sinh uống nước

Khi quá trình cho trẻ sơ sinh uống nước, có một số lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần nhớ. Cụ thể:

  • Cho bé uống theo nhu cầu. Mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm riêng biệt, vì vậy cha mẹ cần dựa vào sự phát triển của các con để cung cấp lượng nước cần thiết.
  • Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước trước khi ăn dặm. Điều này có thể khiến bé bị no, không muốn ăn. Ngoài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
  • Cha mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trong 1 lần, nên chia nhỏ lượng nước cho bé uống.
  • Không cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. 
  • Hạn chế cho trẻ uống các loại nước như: Nước khoáng, nước ngọt có ga, nước ép hoa quả công nghiệp, nước tăng lực…

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến cha mẹ về vấn đề trẻ sơ sinh có nên uống nước. Hy vọng rằng thông qua bài viết, cha mẹ đã có được cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của việc cho trẻ sơ sinh uống nước phù hợp với tháng tuổi và cơ thể. Đừng quên tham khảo thêm các vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh trong chuyên mục kiến thức của Vạn Phúc Care nhé!

Bài viết khác

Biếng ăn tâm lý 24/11/2024

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...

Biếng ăn tâm lý 24/11/2024

Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...

Biếng ăn tâm lý 17/11/2024

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay