Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Kiến thức 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Kiến thức 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng lao BCG

Ngày đăng: 10/01/2024

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo tiêm vắc xin BCG sớm để bảo vệ bé trước nguy cơ mắc phải Lao, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất. Nhưng thực sự BCG là gì? Chống chỉ định trong trường hợp nào và phản ứng phụ của nó ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết để biết cách chăm sóc bé tốt nhất khi tiêm.

BCG là vacxin gì?

Vắc xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin) là một loại vắc xin sống giảm độc lực. Nghĩa là trong vắc xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao đã được làm cho yếu đi để nó không còn khả năng gây bệnh lao cho người khỏe mạnh. Qua đó kích thích cơ thể hình thành những kháng thể mạnh mẽ,  tạo nên sự bảo vệ đáng kể trước những tác động tiềm ẩn của căn bệnh này. BCG hiện là vắc xin được sản xuất tại Việt Nam.

Vắc xin phòng lao BCG
Vắc xin BCG được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ.

Vắc xin phòng lao BCG được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với phác đồ chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất có thể bảo vệ lâu dài mà không cần tiêm nhắc lại. Hiệu quả của vắc xin đã được kiểm chứng sẽ phòng ngừa các hình thái của bệnh lao nguy hiểm, đặc biệt là bệnh lao viêm màng não với mức độ bảo vệ cao lên tới 70%.

Khi nào trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin phòng lao?

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong số những nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Được biết, bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Bệnh lây truyền qua không khí, khi nhiễm bệnh có thể dẫn đến các biến chứng về phổi và lây lan sang các cơ quan của cơ thể. 

Do đó từ lâu, BCG đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Và vắc xin phòng lao đã trở thành một biện pháp phòng ngừa quan trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh thời điểm tốt nhất là khi bé rụng rốn và trong 30 ngày đầu sau sinh. Nguyên nhân là hệ miễn dịch của các bé sơ sinh còn non nớt, chưa có khả năng tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân gây bệnh. Do đó cần được tiêm vac xin BCG sớm để mang lại hiệu quả bảo vệ cao.

Đối với trường hợp tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ ở giai đoạn sau 1 năm tuổi, vắc xin lúc này chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Trong các trường hợp xác định trẻ đã nhiễm lao, việc tiêm phòng có thể không cần thiết và đôi khi còn tăng nguy cơ phản ứng phụ.

Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn có nguy cơ mắc bệnh lao cũng có thể được tiêm chủng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự chỉ định của bác sĩ. 

Chỉ định và chống chỉ định khi tiêm BGC

Theo quy định của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, vắc xin lao được chỉ định và chống chỉ định trong các trường hợp:

Đối tượng chỉ định

Vắc xin Lao được chỉ định tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2kg trở lên và chưa bị nhiễm bệnh lao, tốt nhất là nên tiêm khi bé đạt trên 2,5kg. Ngoài ra, các bé yêu cầu phải có sức khỏe tốt và không mắc những bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch.

Tiêm vắc xin bcg cho bé
Đối tượng tiêm vắc xin phòng bệnh lao BCG là các bé chưa bị nhiễm lao và có sức khỏe tốt.

Chống Chỉ Định

Tuy nhiên, trẻ nằm trong các trường hợp sau không được phép tiêm vacxin lao:

  • Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt và có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ có các dấu hiệu nhiễm HIV.
  • Những trường hợp khác được chống chỉ định theo hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất vắc xin lao.

Hoãn tiêm chủng

Ngoài ra, việc tiêm vắc xin BCG cũng nên được hoãn đối với những trường hợp sau:

  • Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc đang trong trạng thái sốt.
  • Trẻ đang trong quá trình điều trị corticoid liều cao hoặc vừa kết thúc điều trị.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2kg.
  • Trẻ có tuổi thai dưới 34 tuần nên tạm hoãn việc tiêm vắc xin BCG, và tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).

Lưu ý không thể bỏ qua trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh lao

Việc tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ không chỉ là một biện pháp phòng ngừa quan trọng mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận từ phía phụ huynh. Đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo trẻ có trạng thái tốt và giảm thiểu các phản ứng sau tiêm vắc xin:

Đảm bảo trẻ được ăn uống đủ trước khi tiêm chủng, giúp giảm khả năng trẻ cảm thấy không thoải mái sau khi tiêm.

Trước khi tiêm, phụ huynh nên chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con, bao gồm các yếu tố như đang ốm, có sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, hoặc có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước.

Nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng sức khỏe của trẻ, phụ huynh có thể yêu cầu cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng.

Trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vắc xin cho bé.

Trước khi tiêm, hãy hỏi cán bộ y tế về loại vắc xin mà trẻ sẽ được tiêm, để có sự hiểu biết và an tâm hơn về quy trình tiêm chủng.

Chúng ta đều mong muốn những buổi tiêm chủng là trải nghiệm thuận lợi và an toàn cho bé yêu của mình. Vì vậy, việc thực hiện những lưu ý trên sẽ giúp tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tiêm vắc xin, góp phần vào sự bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của bé yêu.

Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin BGC

Sau khi tiêm vắc xin phòng lao BCG, một số phản ứng phụ nhẹ có thể xuất hiện, đây là biểu hiện của sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Quan trọng là nhận biết và theo dõi chúng để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Dưới đây là những chi tiết cụ thể cha mẹ cần lưu ý:

  • Tại vị trí tiêm: Đau, sưng, nóng. Cơ thể có thể trải qua cảm giác đau, sưng, và nóng tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng tự nhiên và thường giảm đi sau một thời gian ngắn.
  • Toàn thân: Trẻ có thể trải qua các triệu chứng như sốt nhẹ, quấy khóc, và bú kém trong vài ngày sau khi tiêm.
  • Nốt nhỏ và vết loét: Sau tiêm BCG, trẻ có thể xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm, nhưng tự biến mất sau khoảng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, một vết loét đỏ có thể xuất hiện, nhưng nó sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã được kích thích.
  • Cha mẹ đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ trong vòng 48 giờ sau tiêm. Trong thời gian này nếu xuất hiện các triệu chứng nổi hạch cổ, hạch dưới xương đòn trái, hạch nách, nốt mủ quá to tại vị trí tiêm cần ngay lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc bé sau tiêm

Thực tế, các vắc xin khi đưa vào sử dụng đã được nghiên cứu và kiếm chứng an toàn, rất ít xảy ra những trường hợp gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để phòng ngừa mọi rủi ro, cha mẹ cần nắm được các phản ứng có thể xảy ra và biết cách chăm sóc bé.

Theo quyết định 2535/QĐ- BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng, cha mẹ cần lưu ý:

  • Sau khi tiêm, bé phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm. Cụ thể các dấu hiệu cần theo dõi bao gồm: Toàn trạng cơ thể bé, tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, tình trạng phát ban, các biểu hiện tại chỗ như sưng đau….
  • Đối với trẻ em, cần đảm bảo trẻ được bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế và quan sát trẻ thường xuyên, nhất là ở chỗ tiêm. Hạn chế chạm, đè vào chỗ tiêm để tránh làm tổn thương khu vực.
Trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm vắc xin
Trong trường hợp bé sốt nhẹ, mẹ nên cho bé bú sữa thường xuyên.
  • Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C): Trong trường hợp bé sốt, mẹ cho bé uống nhiều sữa (hoặc nước đối với bé trên 6 tháng tuổi) và tiếp tục cho ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Đối với trường hợp các bé có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc từng có tiền sử sốt cao co giật, các bậc phụ huynh có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,0 độ C.
  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Nếu xuất hiện các triệu chứng đỏ, sưng, đau tại vị trí tiêm, cha mẹ hãy chú ý và theo dõi. Thường các triệu chứng sẽ tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định.

Trường hợp cần đưa bé đến các cơ sơ y tế

Nếu sau tiêm vắc xin phòng lao, cha mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu sau đây ở bé, hãy ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để đảm bảo an toàn:

  • Sốt cao: Bé sốt hơn 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, kéo dài trên 24 giờ hoặc xuất hiện sau 12 giờ tiêm.
  • Bé quấy khóc kéo dài, kém  hoặc không chịu tương tác, mệt xỉu, rơi vào trạng thái li bì thậm chí là hôn mê.
  • Trẻ bị co giật.
  • Bé gặp tình trạng nôn trớ, bú kém, hoặc không chịu bú.
  • Trẻ phát ban.
  • Thở nhanh, khó thở, thở rên, thở ậm ạch, môi và chi của bé tím tái.
  • Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý rằng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện những dấu hiệu này là quan trọng để đảm bảo bé nhận được sự chăm sóc và xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà Vạn Phúc Care muốn cha mẹ hiểu rõ về vắc xin phòng lao BCG cho trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng với những lưu ý này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức cần thiết để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé yêu của mình. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và cung cấp thông tin chi tiết, giúp cha mẹ yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

Bài viết khác

Kiến thức 24/11/2024

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...

Kiến thức 24/11/2024

Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...

Kiến thức 17/11/2024

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay