Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Kiến thức 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Kiến thức 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

3 phút hiểu và nắm vững cách tắm cho bé sơ sinh

Ngày đăng: 18/12/2023

Tắm trẻ sơ sinh là hoạt động quan trọng để giữ gìn vệ sinh và giúp bé phát triển tốt hơn. Ban đầu, việc tắm cho em bé có thể cảm thấy khó khăn, nhưng với một chút thực hành, cha mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng hơn khi tắm cho bé. Bắt đầu bằng cách bỏ ra chút thời gian để học những điều cơ bản về cách tắm cho bé sơ sinh.

Vì sao phải tắm bé sơ sinh?

Trẻ sơ sinh có làn da mỏng và nhạy cảm hơn so với người lớn. Do đó, tắm cho bé sơ sinh có thể giúp làm sạch bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết và các tác nhân gây hại cho sức khỏe của bé. Thông qua đó, kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp bé phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, việc trẻ được tắm trong một chiếc bồn nhỏ sẽ làm con được thư giãn và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Thời gian phù hợp tắm cho bé sơ sinh

Ngay khi chào đời, em bé của mẹ đã được tắm rửa vệ sinh trong viện bởi các y tá, điều dưỡng. Tuy nhiên, sau khi ra viện, mẹ sẽ phải là người trực tiếp tắm cho bé sơ sinh tại nhà. Điều này khiến mẹ cảm thấy lo lắng vì không biết đâu là thời điểm thích hợp để tắm cho trẻ trong ngày và thời gian tắm cho bé thế nào?

Tắm cho trẻ sơ sinh
Thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ sơ sinh là từ 3-5 phút.

Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh nên được tắm rửa mỗi ngày và ban đầu, mẹ chỉ cần cho bé tắm trong thời gian 3-5 phút dưới nước thật nhanh cho tuần đầu tiên. Khi cuống rốn của bé rụng (thường xảy ra khoảng 1 đến 2 tuần sau khi sinh) mẹ có thể tắm cho bé lâu hơn tuy nhiên không nên để bé ngâm nước quá lâu.

Trước khi tắm bé sơ sinh cần chuẩn bị những gì?

Khi chuẩn bị cho việc tắm bé sơ sinh, có một số điều mẹ cần lưu ý để đảm bảo việc tắm bé được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Vật dụng

Trước khi tắm cho bé, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để sử dụng trong quá trình tắm bao gồm:

  • Nước ấm, nhiệt độ nước lý tưởng để tắm cho bé là từ 35 đến 37 độ C.
  • Khăn mềm: Cần chuẩn bị các khăn mềm và sạch để lau khô bé sau khi tắm.
  • Sữa tắm: Có thể sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, dịu nhẹ để làm sạch da bé.
  • Bông tắm: Sử dụng bông tắm để lau nhẹ nhàng cho da bé sau khi tắm.
  • Tã lót: Nên chuẩn bị tã lót trước khi tắm bé để sẵn sàng thay đổi sau khi bé tắm xong.
  • Ngoài ra, mẹ cần chuẩn bị thêm gạc rơ lưỡi, cồn 70 độ, nước muối sinh lý 0,9% để tiến hành các hoạt động vệ sinh cho bé.

Nơi tắm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết, bước tiếp theo là lựa chọn nơi tắm phù hợp để đảm bảo an toàn cho bé.

Cha mẹ nên chọn một nơi tắm sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo sẽ giúp tránh các vi khuẩn gây bệnh cho bé. Tránh tắm bé trong phòng tắm ẩm thấp và đầy nấm mốc.

Mẹ tắm cho trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể tắm cho bé trong chậu hoặc trong bồn

Có thể tắm bé trong bồn tắm hoặc chậu tắm. Tuy nhiên, phải đảm bảo bồn tắm hoặc chậu tắm có hình dạng nhỏ gọn, đường kính phù hợp và đủ sâu để bé có đủ không gian di chuyển nhưng vẫn giữ được an toàn. Bồn tắm, chậu tắm cần được sử dụng riêng cho bé để đảm bảo vệ sinh.

Tạo môi trường an toàn cho bé

Môi trường an toàn cũng được xem là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường sự tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi được tắm. Trong quá trình tắm, mẹ phải luôn ở bên cạnh bé để tránh những nguy hiểm và tai nạn không đáng có.

Đọc thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết nhất >>

Hướng dẫn mẹ cách tắm cho em bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh có rất nhiều vùng da nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách. Để làm được điều này, cha mẹ cần chú ý và thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây.

Thực hiện tắm cho bé

Thời gian cần thiết: 5 phút

Trong trường hợp bé khỏe mạnh bình thường, mẹ có thể tắm cho bé theo các bước dưới đây:

  1. Bước 1

    Mẹ đặt bé lên một mặt phẳng và cởi hết quần áo, tã.

    Bé nằm trên một mặt phẳng và chuẩn bị đi tắm.

  2. Bước 2

    Nhẹ nhàng bế bé đến chậu tắm và đảm bảo rằng độ sâu của nước chỉ đến vai bé.

  3. Bước 3

    Mẹ nên đặt bé lên đùi và sử dụng tay trái để đỡ gáy bé. Tay phải của mẹ cần nhúng ướt khăn xô, xoa lên đầu bé để làm ướt tóc con, xoa dầu gội.
    Sau đó, dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con, đồng thời lấy khăn xô còn lại để lau sạch mặt bé, đặc biệt là vùng mắt và hai lỗ tai.

  4. Bước 4

    Mẹ từ từ thả bé vào chậu tắm, nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của bé. Làm ướt toàn thân bé, xoa sữa tắm khắp người bé.

    Điều dưỡng Vạn Phúc Care thực hiện tắm bé sơ sinh.

  5. Bước 5

    Nhấc bé lên khỏi chậu tắm và chuyển vào thau tắm thứ 2 chứa nước sạch. Rửa sạch các bộ phận của bé một lần nữa.

  6. Bước 6

    Mẹ nhẹ nhàng bế bé ra ngoài và đặt bé lên khăn khô đã trải sẵn để lau khô bé.

    Mẹ lau khô cơ thể cho bé.

Trong trường hợp khi bé đang không khỏe hoặc thời tiết quá lạnh, mẹ nên chọn cách tắm bé sơ sinh theo từng phần cơ thể.

Trước tiên, mẹ nên nhúng khăn xô vào nước ấm và lau từ khóe mắt vòng ra vành tại cổ và hõm nách. Sau đó, tiếp tục lau sạch theo thứ tự từ lòng bàn tay, phần ngực, phần bụng, lưng, đùi, mông (đặc biệt chú ý đến các nếp lằn mông và đùi) và bàn chân của bé.

Để đảm bảo vệ sinh tốt, mẹ nên dùng gạc mềm để lau bộ phận sinh dục và phần hậu môn. Sau khi lau sạch, bạn cần cho bé làm khô người, mặc quần áo, quấn tã và ủ ấm người. Cuối cùng, gội đầu cho bé sau khi bé đã được ủ ấm.

Thực hiện chăm sóc trẻ sau tắm

Sau khi tắm cho bé sơ sinh, mẹ cần quấn bé trong một tấm khăn và lau khô toàn bộ cơ thể bé từ đầu xuống chân, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Vỗ nhẹ (không chà xát) da của trẻ bằng khăn khô mềm. Lưu ý lau thật khô mông và bất kỳ vùng da nào khác có nếp gấp.

Nếu da bé khô, hãy thoa một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm dành cho trẻ em không mùi lên những vùng da bị khô.

Hãy nhớ nhỏ một giọt nước muối sinh lý vào mắt và mũi của bé để làm sạch.

Tiếp theo, mẹ dùng miếng rơ lưỡi để lau môi bé. Sử dụng tăm bông để lau vành tai cho bé. Nhỏ vài giọt cồn 70 độ vào tăm bông để vệ sinh xung quanh cuống rốn của bé. Cuối cùng, mặc quần áo và mang bao tay, bao chân cho bé để giữ cho bé ấm và sạch sẽ.

Những điều mẹ phải lưu ý khi tắm cho bé

Để thực hiện cách tắm cho bé sơ sinh đúng cách, cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau:

Thời điểm thích hợp để tắm trong ngày

Các chuyên gia khuyên mẹ nên tắm cho trẻ vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10-11 giờ sáng hoặc từ 15-16 giờ. Mỗi lần tắm từ 3-5 phút với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Điều dưỡng viên Vạn Phúc Care tắm cho trẻ sơ sinh
Mẹ lưu ý nên tắm cho trẻ vào thời điểm ấm áp trong ngày.

Cha mẹ không nên tắm cho con khi bé đang đói hoặc bé mới bú xong.

Chú ý nhiệt độ nước tắm cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn. Do đó, khi tắm cho bé, cha mẹ cần đặt biệt chú ý đến nhiệt độ của nước tắm. Theo các chuyên gia khuyến cáo, nước tắm của trẻ sơ sinh nên có nhiệt độ trong ngưỡng từ 35 đến 37 độ C.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh mất nhiệt cơ thể rất nhanh, đặc biệt là khi chúng ở trần. Vì vậy, hãy đảm bảo phòng tắm đủ ấm, mẹ nên để nhiệt độ phòng trên 27 độ.

Để đo nhiệt độ nước tắm, cha mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đảm bảo độ chính xác nhất. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vị trí khuỷu tay mẹ để kiểm tra nhiệt độ nước. Hãy chắc chắn nhiệt độ đã phù hợp mới đặt trẻ xuống tắm để đảm bảo an toàn.

Chọn khăn tắm phù hợp cho bé

Mẹ nên lựa chọn những loại khăn tắm có chất liệu mềm mại, dễ thấm nước, sạch sẽ dùng cho bé. Bởi vì làn da bé lúc này rất nhạy cảm. Tốt nhất mẹ nên sử dụng các loại sản phẩm bằng sợi vải bông cotton.

Vệ sinh cẩn thận những vùng nhạy cảm

Các mẹ nên vệ sinh cẩn thận khu vực mông, bẹn và bộ phận sinh dục của bé trong khi tắm. Bởi vì, bé phải mặc tã thường xuyên, những vùng này là nơi dễ khiến cho vi khuẩn phát triển, và làm cho trẻ dễ bị hăm.

Thực hiện vệ sinh lưỡi cho bé.
Mẹ cũng nên chú ý thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ.

Sử dụng các sản phẩm tắm an toàn cho bé sơ sinh

Cha mẹ nên chọn sản phẩm tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da bé. Tốt nhất là các loại sản phẩm có thành phần tự nhiên và không chứa hóa chất độc hại.

Trong quá trình tắm, hãy sử dụng một lượng nhỏ sản phẩm tắm. Không nên sử dụng quá nhiều để tránh làm khô da bé. Nếu bé có vùng da nhạy cảm, hãy chọn sản phẩm tắm đặc biệt dành cho da nhạy cảm hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thời gian tắm không chỉ đơn thuần là để con mẹ được tắm rửa sạch sẽ. Đó là thời gian để gắn kết với bé, là thời gian để tạo ra những kỷ niệm. Cha mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý và lời khuyên hữu ích trên của Vạn Phúc Care để thực hiện cách tắm cho bé sơ sinh một cách an toàn và hiệu quả nhất nhé!

Bài viết khác

Kiến thức 03/11/2024

Khi biết tin vui có thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn biết quá trình hình thành thai nhi và quá trình phát triển của thai nhi một cách...

Kiến thức 03/11/2024

Mang thai là hành trình kỳ diệu khi người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới với nhiều cảm xúc hồi hộp, đợi chờ và hạnh phúc. Để...

Kiến thức 03/11/2024

Dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi....

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay