Dấu hiệu mang thai tuần đầu chưa thực sự rõ ràng, và ở mỗi cơ thể mẹ bầu lại khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện mang thai tuần đầu điển hình để chị em theo dõi và nắm bắt nhé.
Sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì chị em có thể dính bầu. Thời gian của quá trình thụ tinh thường diễn ra trong vòng 2 tuần. Quan hệ vào thời điểm rụng trứng thì cơ hội có thai cao hơn. Theo các chuyên gia y khoa, khi trứng rụng, cơ thể người phụ nữ sẽ có một số biểu hiện như thay đổi nhiệt độ cơ thể, đau ngực và tăng tiết dịch âm đạo.
Trứng rụng gặp được tinh trùng tạo thành hợp tử. Quá trình thụ tinh diễn ra trong vòng vài phút đến 12 giờ sau khi xuất tinh. nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, thai nhi sẽ là bé gái. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, thai nhi sẽ là bé trai.
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh, mất kinh là một trong những dấu hiệu có thai tuần đầu dễ nhận biết nhất. Thông thường chị em có chu kỳ kinh nguyệt từ 28 – 35 ngày. Tuy nhiên, đến kỳ mà chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện thì khả năng cao là chị em đã có thai.
Dấu hiệu này rất giống với thời kỳ chuẩn bị có kinh. Chị em sẽ cảm thấy ngực căng tức và khó chịu. Phần ngực sẽ nhạy cảm hơn bình thường khi chạm vào.
Khi bào thai hình thành và ngày một lớn thì tử cung cũng phát triển theo. Từ đó chèn ép lên bàng quang dẫn đến việc đi tiểu diễn ra thường xuyên hơn. Càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn và chèn ép bàng quang khiến cho mẹ bầu phải đi tiểu liên tục.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều có cảm giác buồn nôn ở giai đoạn đầu thai kỳ. Một số chị em cho biết đây là dấu hiệu có thai tuần đầu tiên mà cơ thể họ cảm nhận được. Dấu hiệu này khiến chị em nôn nao, không thể tập trung làm việc. Bởi cơn buồn nôn có thể kéo đến bất cứ lúc nào, bất kể ngày hay đêm.
Buồn nôn là triệu chứng mang thai tuần đầu khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu cơ địa của chị em nào gặp tình trạng này ở mức trầm trọng thì hãy đi khám để bác sĩ kê thuốc điều trị, giúp giảm bớt hội chứng ốm nghén này nhé.
Tin vui là dấu hiệu này sẽ giảm dần đi sau 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai vẫn bị buồn nôn, ốm nghén đến tận lúc sinh.
Biểu hiện có thai tuần đầu có thể là ốm nghén, cơ thể mệt mỏi. Cùng với buồn nôn, nhiều chị em người rũ ra, không muốn làm một việc gì cả. Thời kỳ đầu, thai nhi đang dần được hình thành, cơ thể của mẹ sẽ có những sự xáo trộn nhất định. Đó là việc nguồn dinh dưỡng trong cơ thể mẹ cần chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho thai nhi phát triển.
Một trong những biểu hiện mang thai tuần đầu khó quên đối với nhiều mẹ bầu đó là sự thay đổi về khẩu vị và mùi vị. Mẹ bầu có thể sợ một số mùi như mùi dầu gội đầu, mùi cơm nóng. Một số món ăn có vị tanh như trứng, cá,… không thể ăn được. Hoặc mẹ bầu ăn những món chua hơn hay ngọt hơn so với trước.
Nhiều mẹ bị đầy bụng, khó tiêu khi mang thai. Vì vậy, mẹ hãy ăn các đồ mềm như cháo súp, uống các loại nước ép, sinh tố để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
Quá trình mang thai khiến tử cung người mẹ bị kéo giãn. Do vậy gây ra các cơn đau cơ giống với cảm giác đau lưng và đau hông trong những ngày có kinh nguyệt.
Đây là một trong những hiện tượng có thai tuần đầu cũng khá phổ biến ở nhiều chị em.
Ở thời điểm này, cơ thể bạn sẽ tăng tiết dịch âm đạo nhiều hơn. Dịch có màu trắng, trơn nhưng không có mùi hôi. Lượng dịch tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Lớp dịch nhầy này giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng từ âm đạo đến tử cung.
Nếu chị em thấy các dấu hiệu bất thường như dịch âm đạo có màu khác lạ, mùi hôi, nghi ngờ viêm nhiễm, nấm,… thì hãy đi khám ngay nhé.
Có mẹ bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này không? Nguyên nhân là do lượng hormone Beta hCG tăng lên nhanh, máu để dành ưu tiên nuôi thai nên rất dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Tùy cơ địa mà mỗi phụ nữ lại gặp hiện tượng ra máu âm đạo với sự biến đổi màu sắc như hồng nhạt hay nâu. Hiện tượng này còn được gọi là máu báo thai hay dấu hiệu có thai tuần đầu tiên ở thời điểm khá sớm.
Những ngày này nếu ông xã của bạn mà nói với bạn rằng cơ thể của bạn ấm hơn bình thường thì đây cũng có thể là một biểu hiện của triệu chứng mang thai sớm.
Phụ nữ mang thai đặc biệt là những người bị ốm nghén thì sẽ dễ gặp tình trạng tiết nước bọt nhiều hơn trong thai kỳ.
Để hạn chế tình trạng táo bón, mẹ cần ăn nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây, uống đủ nước. Nhờ vậy cũng tăng cường vitamin và dưỡng chất cho thai nhi.
Khi mang thai nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau nhức lưng và hông. Dấu hiệu này cũng khá giống với tình trạng đau nhức của chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn thuộc trường hợp tăng cân hay giảm cân? Có mẹ bầu luôn có cảm giác thèm ăn, ăn được nhiều nên tăng cân; có mẹ bầu lại ốm nghén không thể ăn được gì nên bị giảm cân.
Đi kèm với tình trạng mệt mỏi, thỉnh thoảng chị em còn cảm thấy khó thở, hụt hơi. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy đi khám ngay nhé.
Đây cũng là biểu hiện mang thai tuần đầu rất đặc trưng ở nhiều mẹ bầu.
Do sự thay đổi nội tiết nên một số mẹ còn bị mọc mụn, rôm, sảy ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Một số mẹ bầu lại có cảm giác đau râm ran ở vùng bụng dưới. Cơn đau nhẹ và thỉnh thoảng mới xuất hiện. Đây cũng có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên.
Cùng với tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, nhiều chị em sẽ cảm thấy đau đầu trong thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng lưu thông lượng máu trong cơ thể thay đổi. Và đây cũng là hiện tượng có thai tuần đầu rất dễ gặp.
Tính khí bà bầu thay đổi thất thường là điều ai cũng có thể thông cảm được. Vì quá trình mang thai với sự lớn lên của em bé sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể mẹ.
Sau khi sử dụng que thử thai tại nhà cho kết quả 2 vạch hoặc xuất hiện các dấu hiệu mang thai tuần đầu khoảng 1-2 tuần thì chị em nên đi khám thai. Chị em nên lựa chọn các bệnh viện lớn, cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán kịp thời.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG hoặc siêu âm xác định vị trí của thai nhi, loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung. Nếu đã xác định chắc chắn có thai, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vitamin tốt cho thai nhi và mẹ như sắt, canxi và đặc biệt là acid folic.
Phụ nữ mang thai có biểu hiện ở giai đoạn đầu khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Khi đã xác định chắc chắn có thai, các mẹ bầu hãy lưu ý một số điều sau:
Khi có kế hoạch mang thai, cùng với việc tiêm phòng các mũi cần thiết thì mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và cả thai nhi.
Mẹ hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng những bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Từ đó thai nhi có thể nhận được dưỡng chất để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống không lành mạnh như cafein, đồ uống có cồn như bia, rượu,…
Sự xuất hiện của em bé làm thay đổi lớn đến cuộc sống của mẹ. Vì vậy, cùng với việc bồi dưỡng, ăn uống đủ chất thì chị em cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Hãy luôn giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhàng để mẹ khỏe, bé khỏe. Các mẹ bầu tránh làm việc quá sức. Có thể tăng cường sức khỏe bằng những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền…
Thai kỳ 40 tuần thai với nhiều dấu mốc quan trọng đòi hỏi mẹ phải thường xuyên cập nhật kiến thức mang thai và sinh con. Mẹ có thể cập nhật thông tin về quá trình mang thai từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tài liệu và các kênh thông tin y khoa uy tín.
Đăng ký nơi khám thai và sinh nở an toàn
Ngay từ khi mang bầu, các mẹ cũng cần tìm hiểu và đặt chỗ trước nơi dự kiến sinh nở. Khám thai ở cơ sở y tế uy tín, thực hiện theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.
Các mẹ bỉm sữa hiện đại thường chủ động đặt trước các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh. Bởi với sự hỗ trợ của các cô điều dưỡng tại nhà, mẹ sẽ nhàn hơn trong việc chăm con, bé lại được chăm sóc giúp phát triển khỏe mạnh.
Hiện nay Vạn Phúc Care đang là đơn vị được rất nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn. Với đầy đủ các dịch vụ gồm Tắm trẻ sơ sinh; Bảo mẫu tại nhà; Thông tắc tia sữa; Chăm sóc mẹ sau sinh, đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp, nhiệt tình sẽ giúp chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.
Như vậy bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin về dấu hiệu mang thai tuần đầu và một số biểu hiện mang thai tuần đầu điển hình. Chị em nếu thấy dấu hiệu có thai tuần đầu hãy theo dõi cơ thể hoặc đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp thắc mắc.
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...