Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Kiến thức 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Kiến thức 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?

Ngày đăng: 10/02/2024

Tết là thời điểm cha mẹ bận rộn và trở nên sao nhãng hơn trong việc chăm sóc trẻ. Đây là lúc các bé được ăn uống thả phanh và không tuân thủ theo lịch trình sinh hoạt trước đó. Những điều này vô hình gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là bé từ 0-24 tháng tuổi bởi hệ thống tiêu hóa còn non nớt và cần nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

Cùng bỏ túi những lưu ý về dinh dưỡng cho bé để giúp con khỏe mạnh trong những ngày Tết Giáp Thìn an toàn, lành mạnh.

Vì sao phải đảm bảo dinh dưỡng trẻ em dịp Tết

Tết là thời điểm cha mẹ thường xuyên bận rộn với đủ thứ: Từ lúc mua sắm, chuẩn bị đồ Tết đến việc nấu những mâm cỗ ăn uống, dọn dẹp, tham gia các hoạt động vui chơi… Điều này khiến các bậc phụ huynh không đủ thời gian và vô tình bỏ qua việc chăm sóc chu đáo nhất cho bé. 

Đây cũng là thời điểm hầu hết mọi người mang trong mình tâm thế vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Các bậc cha mẹ thường trở nên dễ dãi với các bé hơn bao giờ hết trong việc đảm bảo lịch trình sinh hoạt và vấn đề ăn uống. Việc lịch trình bị đảo lộn, giờ giấc ăn uống thất thường, ăn uống qua loa, bỏ bữa làm mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Mẹ bón bé ăn
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ trong dịp Tết.

Ngày Tết thường đa dạng với nhiều loại thực phẩm như bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, các loại hạt, nước có ga… Việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, hoặc thực phẩm chiên xào, dầu mỡ sẽ khiến trẻ bị thừa chất đạm, chất béo, tinh bột, đường nhưng lại thiếu các loại vitamin và khoáng chất. Nhiều loại thức ăn cũng không phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ, dẫn đến các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…

Trong khi đó, những bé từ 0-24 tháng tuổi, có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt không giống người lớn. Các con cần một chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp, một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất và dưỡng chất khác cho sự phát triển của não bộ, xương và cơ thể. Sự thiếu hụt trong dịp Tết do chế độ ăn không phù hợp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển này.

Tất cả những điều này đòi hỏi cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng cho bé trong dịp Tết, giúp bé khỏe mạnh và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Đọc thêm: Top 8 món đồ mẹ bỉm cần sắm cho bé trước Tết >>

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé trong ngày Tết

Để bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ, dù bất kể ngày thường hay dịp Lễ, Tết, các bậc phụ huynh cần phải chú trọng và giữ vững đủ 4 nhóm chất cơ bản trong quá trình ăn uống hàng ngày của trẻ. Cụ thể, 4 nhóm chất đó là:

  • Chất béo: Có trong nhiều các loại thực phẩm như Thịt gà, cá, trứng, sôcôla, phô mai, các loại hạt (hạt chia, hạnh nhân, óc chó, mắc ca…)…
  • Chất đạm: Mẹ có thể bổ sung chất đạm cho bé từ các loại thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu…
  • Chất bột đường: Các thực phẩm tiêu biểu là Cơm trắng, bún, phở, ngũ cốc, khoai tây, bánh mì…
  • Vitamin & khoáng chất: Mẹ bổ sung bằng cách cho bé ăn nhiều bông cải xanh, rau chân vịt, cải bó xôi, cải xoong… các loại trái cây như xoài, đu đủ, cam, quýt, bưởi…
Các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Luôn tuân thủ và giữ vững đủ 4 nhóm chất cơ bản trong thực đơn của bé.

Đây được xem là nguyên tắc dinh dưỡng bất thành văn cho bé khi xây dựng thực đơn. Việc kết hợp khéo léo giữa sự đa dạng hóa thực đơn và việc duy trì nguyên tắc dinh dưỡng giúp bé ăn ngon, kích thích sự thèm ăn, bé đủ chất và tăng cường sức khỏe bé tốt nhất. 

Đặc biệt, trong những dịp quan trọng như Tết, việc giữ gìn một lịch trình ăn uống đều đặn và cân đối cho trẻ là vô cùng quan trọng, góp phần vào việc nuôi dưỡng bé khỏe mạnh và toàn diện. Tuyệt đối không để trẻ bỏ bữa.

Ngoài ra mẹ lưu ý, cố gắng duy trì các bữa ăn chính của bé như ngày thường. Nên cho bé ăn uống những món ăn quen thuộc bé đã từng ăn ở nhà, hạn chế ăn những đồ lạ, đồ để lâu… Nhất là nên nấu các món mới, không cho bé ăn thức ăn đã hâm nóng nhiều lần để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chế độ dinh dưỡng theo từng trường hợp

Mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và đặc điểm phát triển, mẹ nên có những chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp nhất.

Các bé thừa cân

Tết là thời điểm hầu hết các gia đình đề có rất nhiều đồ ăn như bánh chưng, bánh kẹo, mứt, nước ngọt, các loạt đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ… Với sức hút của nhiều món ngày Tết như vậy, cha mẹ cần chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp để kiểm soát cân nặng của bé.

Bé gái mũm mĩm ăn bánh kem
Với bé thừa cân, mẹ cần có sự kiểm soát chế độ ăn.

Trong trường hợp này, mẹ nên lưu ý:

  • Tập trung vào việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít calo. Rau xanh và trái cây nên được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Chúng không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn giúp trẻ cảm thấy no lâu hơn mà không tăng thêm nhiều calo. 
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại bánh, mứt, kẹo có hàm lượng đường cao và các thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động để tiêu hao năng lượng như đi bộ, vận động nhẹ nhàng, các bài thể dục… 

Các bé suy sinh dưỡng

Dù quá bận rộn với việc vui chơi ngày Tết nhưng cha mẹ vẫn nên chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi con đang mắc tình trạng thiếu hoặc suy dinh dưỡng.

  • Hãy bảo đảm cung cấp đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất).
  • Chế độ ăn phải được tăng cường các thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối và phù hợp. Các món như bánh chưng/tét, thịt mỡ, và các món chiên/xào có thể được bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ, nhưng cần lưu ý đến việc cung cấp một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa chất béo. 
  • Hạn chế ăn uống đồ ăn vặt như bánh kẹo, đồ ngọt… trước bữa ăn chính, để tránh tình trạng trẻ bị no ngang và không hấp thụ đủ dưỡng chất từ bữa ăn chính.
  • Có sự chuẩn bị các đồ ăn dự phòng khi đi du xuân, đi chơi xa như sữa tươi, sữa chua, và một số đồ ăn nhẹ…

Với bé đang bú sữa mẹ

Sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé. Do đó, mẹ nên chú ý tuân thủ:

Mẹ uống nước cảm để bổ sung dinh dưỡng.
Bản thân người mẹ cần bổ sung dưỡng chất để có nguồn sữa chất lượng cho bé.
  • Cho bé bú đủ lượng sữa, đủ cữ, đúng giờ giấc.
  • Trong trường hợp mẹ đi chơi xa, mẹ nên vắt sẵn sữa ra bình để người thân chăm bé có thể cho bé bú.
  • Tập trung vào việc duy trì sự cân bằng của các nhóm chất dinh dưỡng chính – chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
  • Lựa thực phẩm lành mạnh như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc và cá, cũng như các sản phẩm từ sữa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, bánh kẹo, thức ăn nhiều dầu mỡ, quá cay, quá mặn hoặc chứa nhiều chất bản quản và phụ gia gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa
  • Uống nhiều nước và hạn chế thức uống có caffein, đồ uống có cồn, nước có ga…
  • Ăn uống đúng giờ giấc, đủ bữa, không bỏ bữa. Trường hợp đi chơi xa, mẹ cần lên kế hoạch bữa ăn phù hợp và chuẩn bị các bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng như trái câu, sữa chua, hạt ngũ cốc để đảm bảo đủ sữa cho bé.

Gợi í một số thực phẩm nên chuẩn bị cho bé ngày Tết

Thời điểm Tết, ngoài chuẩn bị thực phẩm cho người lớn, các gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý chuẩn bị sẵn thêm các thực phẩm dành riêng cho các bé. Điển hình như:

  • Sữa và các chế phẩm làm từ sữa: Mẹ nên chuẩn bị sẵn sữa và các chế phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai… Tránh trường hợp dịp Tết các cửa hàng đóng cửa.
  • Trái cây tươi như cam, táo, chuối, nho,chuối, xoài… cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. 
  • Các loại hạt: Mẹ có thể chuẩn bị sẵn các loại hạt mà bé có thể sử dụng được như hạt óc chó, hạt điều… Mẹ có thể làm thành sữa hoặc hoặc cho những bé lớn ăn trực tiếp.
  • Các loại rau củ tươi: Rau củ sạch, tươi rất cần thiết cho bé, đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng.
  • Cháo, bún, phở, sup: Đây là những món ăn đơn giản và phù hợp với hầu hết độ tuổi của các bé. Mẹ có thể chuẩn bị sẵn nước dùng xương và dự trữ để luôn có nguyên liệu khi cần nấu cho bé.

Thực phẩm không nên cho bé sử dụng

Trong quá trình chăm sóc và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là hết sức quan trọng. Có những loại thực phẩm mà cha mẹ nên hạn chế hoặc tránh cho bé sử dụng, nhất là trong dịp Tết, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Mứt nhiều màu, ô mai

Mứt, ô mai
Không nên cho bé ăn mứt, ô mai.

Mứt và ô mai thường chứa hàm lượng đường cao và nhiều phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản phụ gia… không phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe bé

Đồ chiên nướng, nhiều dầu mỡ

Thức ăn chiên xào, nướng đặc biệt là những món nấu với nhiều dầu mỡ, không chỉ gây khó tiêu hóa cho trẻ mà còn chứa ít giá trị dinh dưỡng. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và các vấn đề sức khỏe khác.

Nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga chứa nhiều phẩm màu, hóa chất như axit, khí ga và các chất phụ gia không có lợi cho sức khỏe trẻ em. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé sử dụng các loại nước có ga, thay vào đó hãy cho bé uống nhiều nước ép từ hoa quả.

nước ngọt có ga
Hạn chế cho trẻ nhỏ uống các loại nước ngọt có ga.

Thức ăn cũ, thừa

Thức ăn để qua đêm hoặc không được bảo quản đúng cách có nguy cơ cao chứa vi khuẩn và mầm bệnh. Trẻ em, với hệ miễn dịch còn non yếu, rất dễ bị nhiễm trùng từ thức ăn không an toàn. Bé có thể mắc phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…

Như vậy, việc nắm được các nguyên tắc dinh dưỡng và biết cách chọn thực phẩm lành mạnh, phù hợp trong dịp Tết là yếu tố then chốt để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Cha mẹ cần chú trọng đến việc cung cấp các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời tránh những thực phẩm có thể gây hại cho trẻ. Một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng, kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh nhất trong những ngày Tết.

Bài viết khác

Kiến thức 03/11/2024

Khi biết tin vui có thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn biết quá trình hình thành thai nhi và quá trình phát triển của thai nhi một cách...

Kiến thức 03/11/2024

Mang thai là hành trình kỳ diệu khi người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới với nhiều cảm xúc hồi hộp, đợi chờ và hạnh phúc. Để...

Kiến thức 03/11/2024

Dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi....

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay