Chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai, nhưng ngôi thai ngang lại là trường hợp vô cùng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé.
Ngôi thai nằm ngang là tình trạng thai nhi nằm ngang trong tử cung của mẹ, thay vì nằm dọc. Điều này xảy ra khi đầu hoặc mông của thai nhi nằm ở hai bên hông của người mẹ. Ngôi thai ngang là một loại ngôi thai bất thường và chỉ chiếm khoảng 1% trong số tất cả các kiểu ngôi thai.
Ngôi thai nằm ngang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và bé. Khi xảy ra trường hợp thai nhi nằm ngang, đầu bé không hướng xuống phía cổ tử cung. Trong tình huống này, mẹ không thể sinh thường qua đường ngã âm đạo. Khi thai nhi đủ tháng cần mổ chủ động lấy thai.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ngôi ngang, trong đó chủ yếu là do:
Thứ nhất, mẹ mang đa thai: Thai phụ mang thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn khiến các thai nhi không có đủ không gian trong tử cung để tất cả thai nhi đều nằm dọc.
Thứ hai là do lượng nước ối bất thường. Việc quá nhiều hoặc quá ít nước ối có thể khiến thai nhi khó xoay vào vị trí dọc.
Thứ ba, việc dây rốn quá ngắn làm cho thai nhi không xoay hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi không xoay đầu được.
Ngoài ra có thể kể thêm các nguyên nhân khác như: Dị tật tử cung, U xơ tử cung… Việc tử cung có dị tật khiến thai nhi khó có thể xoay chuyển cơ thể.
Đọc thêm: Tam cá nguyệt thứ 2, đừng quên làm điều này để thai nhi khỏe mạnh >>
Khi phải gặp trường hợp ngôi thai nằm ngang, các bác sĩ thường sẽ theo dõi sát sao bởi nó được xem là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Khi ngôi thai nằm ngang, thai nhi chắn ngay tử cung khiến cho quá trình sinh nở của sản phụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dạ, thai nhi có thể bị ngạt thở và tử vong trước khi chào đời.
Ngôi thai nằm ngang khiến áp lực tử cung không đều, có thể khiến màng thai rách sớm, đứt dây rốn, trường hợp không xử lý kịp thời làm gia tăng nguy cơ vỡ tử cung.
Đó là lý do khi xảy ra ngôi thai ngang, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sinh thường mà cần được mổ chủ động lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Thông thường, sản phụ mang ngôi thai này sẽ được theo dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ và cần nghỉ ngơi nhiều để tránh vỡ ối sớm. Trong một số trường hợp, thai nhi có thể tự đổi hướng trước ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu thai không thể tự đổi ngôi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp giúp mẹ vượt cạn thành công.
Việc mổ chủ động lấy thai sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thường sẽ rơi vào khoảng tuần thứ 38 của thai kỳ.
Tham khảo thêm: Cẩn trọng căn bệnh nguy hiểm sản phụ cần tránh trong suốt thai kỳ >>
Được biết, ngoài trường hợp ngôi thai nằm ngang, có thể kể đến các trường hợp ngôi thai khác như ngôi thai đầu, ngôi mông, ngôi vai. Trong đó, ngôi đầu được xem là ngôi thai lý tưởng và phổ biến nhất trong các trường hợp mang thai hiện nay.
Trong 24 tuần đầu của thai kỳ, do kích thước nhỏ, thai nhi sẽ thường xuyên xoay chuyển trong tử cung của mẹ. Càng về sau, kích thước lớn dần, thai nhi sẽ càng ít di chuyển. Tùy vào từng trường hợp ngôi thai, sản phụ sẽ được khuyến cáo các phương pháp sinh thường hay sinh mổ cho phù hợp và đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.
Sức khỏe của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Đó là lý do nếu gặp phải dấu...
Hiện nay, rất nhiều gia đình đều xem bảo mẫu chuyên nghiệp là một phần quan trọng của quá trình nuôi dạy con cái. Vì sao lại như vậy? Trong...
Mẹ có bao giờ tưởng tượng thai nhi bé bỏng trong bụng sẽ bài tiết như thế nào chưa? Hãy cùng khám phá những bí ẩn đầy thú vị về...