Chắc hẳn việc bế trẻ sơ sinh đôi khi cũng khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Liệu mình đã bế đúng cách, an toàn cho bé chưa? Và làm sao để trẻ cảm thấy thoải mái nhất trong vòng tay của mình? Đừng lo, bài viết dưới đây của Vạn Phúc Care sẽ là nguồn hướng dẫn tin cậy giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về việc cách bế em bé mới sinh. Chúng tôi không chỉ hướng dẫn cụ thể từng tư thế bế trẻ sơ sinh an toàn, mà còn giải thích rõ về tầm quan trọng của việc bế trẻ đúng cách và cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng khi bế trẻ. Cùng khám phá nhé!
Bế con đúng cách là một trong những kiến thức cha mẹ cần nắm vững trong hành trình chăm sóc trẻ sơ sinh ngay từ khi con sinh ra. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách bế em bé mới sinh đúng cách, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Bởi giai đoạn đầu đời, xương của trẻ còn rất yếu. Nếu bế không đúng cách có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho trẻ sơ sinh.
Bế con đúng cách không chỉ đơn giản là hành động bố mẹ thể hiện tình yêu với con mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bé:
Nếu không biết cách bế em bé mới sinh đúng tư thế có thể gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ. Điển hình như:
Gây các chấn thương nghiêm trọng: Việc bế trẻ sai tư thế có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp, nhất là ở cổ và cột sống của trẻ. Cụ thể, nếu cha mẹ không cẩn thận hỗ trợ đầu và cổ của trẻ khi bế, có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng.
Vấn đề với cột sống: Khi bế trẻ không đúng cách, sức nặng của đầu và cổ có thể tập trung xuống cột sống của bé, dẫn đến nguy cơ cong vẹo cột sống.
Ảnh hưởng đến xương hông và chân: Khi bế trẻ theo tư thế cắp nách quá sớm và trong thời gian dài, có thể tạo áp lực không đều lên xương hông và xương đùi, gây ra nguy cơ chân vòng kiềng.
Nguy cơ rơi, té: Bế trẻ mà không tập trung hoặc không đúng kỹ thuật có thể gây ra nguy hiểm khi trẻ rơi xuống đất.
Những hậu quả trên cho thấy tầm quan trọng của việc bế trẻ đúng cách và cần thiết phải học cách bế trẻ sao cho an toàn và đúng phương pháp.
Đọc thêm: Những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh khi chăm sóc bé >>
Dưới đây là một số tư thế bế con đúng cách thông thường và an toàn mà các bậc cha mẹ nên nắm rõ.
Khi bé đang nằm trên nôi, ở tư thế nằm ngửa. Mẹ muốn bế em bé lên hãy thực hiện như sau: Mẹ đặt một tay dưới lưng và mông trẻ. Tay còn lại đỡ ở dưới đầu và cổ của bé để hỗ trợ.
Sau đó, hãy cẩn thận nâng trẻ lên, đảm bảo rằng toàn bộ thân hình của trẻ được hỗ trợ một cách đồng đều và đầu trẻ không bị ngả về phía sau.
Tiếp tục cẩn thận di chuyển đầu trẻ đến khủy tay của mẹ, lúc này cánh tay mẹ đỡ đầu bé phải gập lại. Đồng thời di chuyển tay để đỡ mông và lưng bé. Điều này tạo điểm tựa vững chắc cho đầu của bé, giúp đảm bảo sự an toàn khi bế trẻ sơ sinh.
Tương tự với cách bế trẻ sơ sinh lên, mẹ dụng một tay để đỡ mông bé và tay còn lại để hỗ trợ đầu bé, đưa bé về phía giường hoặc nôi. Tiếp theo, hãy cẩn thận đặt chân và mông bé xuống, sau đó từ từ rút tay đỡ ở mông bé ra.
Tiếp tục dùng cả hai tay nhẹ nhàng đặt đầu bé xuống giường. Rút tay nhẹ nhàng ra khỏi đầu bé. Cuối cùng, hãy điều chỉnh tư thế nằm của bé để đảm bảo không có sự cong vẹo nào.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ lại có những cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng khác nhau. Việc bế trẻ ở tư thế ngửa được sử dụng chủ yếu khi con ở giai đoạn từ 0 đến 2 tháng tuổi. Thời điểm này, xương trẻ còn rất yếu, vì thế tư thế bế này được xem là thích hợp nhất cho trẻ.
Mẹ hãy thực hiện như sau
Hãy nhớ rằng, trong suốt quá trình bế bé, an toàn và sự thoải mái của bé luôn được đặt lên hàng đầu.
Tư thế bế mặt đối mặt là phương pháp tuyệt vời để tạo ra sự giao tiếp giữa bạn và bé yêu. Để bế bé trong tư thế này, hãy làm theo các bước sau:
Trong lúc bé đang trong vòng tay mẹ, hãy tận dụng thời gian này để nói chuyện và tương tác với bé. Thể hiện những biểu cảm vui vẻ và ngộ nghĩnh trên khuôn mặt của cha mẹ có thể kích thích sự phản ứng của bé và khám phá thế giới xung quanh.
Từ đó không chỉ giúp bạn tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với bé mà còn giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp từ sớm.
Tư thế bế ngực chạm ngực là một kiểu bế thân mật và tạo sự kết nối sâu sắc giữa mẹ và bé. Bé không chỉ cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ mà còn cảm thấy sự an ủi và yêu thương từ mẹ. Để bế bé theo kiểu này, hãy thực hiện như sau:
Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên, tư thế bế vác trở thành một lựa chọn thú vị để thay đổi cho cả mẹ và bé. Tại thời điểm này, trẻ đã phát triển đủ kỹ năng lẫy và cơ thể cứng cáp hơn, cho phép tư thế bế vác được thực hiện một cách an toàn.
Để thực hiện bế vác trẻ sơ sinh, mẹ thực hiện tương tự cách bế với tư thế ngực chạm ngực. Tuy nhiên, khác ở chỗ là cằm bé đặt lên vai mẹ, bụng bé áp vào ngực mẹ, một tay của mẹ ôm mông và lưng dưới của bé, tay còn lại vỗ nhẹ trên lưng bé.
Tư thế bế vác này tạo cơ hội cho trẻ nhìn ngắm thế giới xung quanh và cung cấp sự thoải mái cho người bế, giảm áp lực trên cánh tay của họ. Đồng thời đây còn là tư thế bế khi vỗ ợ hơi cho trẻ.
Đây là tư thế thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi trẻ đã có khả năng tự giữ thăng bằng, tự ngồi và cổ của bé đã cứng cáp. Để thực hiện tư thế này mẹ hãy:
Tư thế bế trẻ hướng mặt ra ngoài rất thích hợp cho những bé đã có cổ cứng cáp. Trong tư thế này, mẹ sẽ cho bé dựa vào ngực mình, mặt hướng ra ngoài, để trẻ có thể nhìn thấy môi trường xung quanh và dễ dàng tương tác với mọi người. Cụ thể:
Tiếp tục đọc: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khỏe mạnh >>
Không chỉ học cách bế em bé mới sinh an toàn, cha mẹ còn cần lưu ý đến những điều sau khi bế trẻ:
Trên đây là những kiến thức bổ ích về cách bế em bé mới sinh Vạn Phúc Care muốn gửi đến cha mẹ. Hy vọng rằng, thông qua bài viết, cha mẹ đã trang bị thêm cho mình những kiến thức về việc bế bé an toàn. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác trong chuyên mục cẩm nang cho mẹ của chúng tôi nhé!
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...