Thời kỳ sơ sinh là giai đoạn quan trọng nhất của một đứa trẻ mới chào đời. Đây cũng là thời điểm đòi hỏi sự chăm sóc, quan tâm tận tình từ phía cha mẹ. Bên cạnh việc biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, bố mẹ cũng cần biết những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Hãy cùng Vạn Phúc Care khám phá bài viết sau đây để tránh những sai lầm phổ biến.
Khi một thiên thần nhỏ chào đời, cha mẹ thường gặp không ít khó khăn và thử thách, bởi chúng ta luôn muốn dành mọi điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, có những hành động tưởng chừng như tốt nhưng lại có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc em bé mới sinh không chỉ đơn giản là tắm, cho ăn, thay tã cho bé mà nó còn là một hành trình dài của cha mẹ. Là liên quan đến việc thấu hiểu và tránh những hành động tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ cần luôn trau dồi những kiến thức và hiểu rõ những điều cần biết về trẻ sơ sinh để từ đó tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Dưới đây là những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mỗi cha mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho bé yêu.
Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của bé còn rất non nớt và dễ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn hoặc virus. Ngay cả miệng của người lớn, dù đã vệ sinh kỹ lưỡng, vẫn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn. Khi chúng ta hôn bé, không may các vi khuẩn này sẽ được truyền vào cơ thể yếu ớt của trẻ, gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe.
Điển hình như virus Herpes Simplex 1 (HSV-1). Đối với người lớn, HSV-1 thường chỉ gây ra các vết loét nhỏ trong miệng, không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với virus này, hậu quả có thể rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, một loạt các vi khuẩn và virus khác như virus cảm cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh quai bị, viêm màng não… cũng có thể lây lan từ người lớn sang trẻ qua hành vi hôn môi. Mặc dù các vi khuẩn này không gây ra nhiều vấn đề cho người lớn, chúng có thể gây ra các bệnh tình nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Vì vậy, thay vì hôn trẻ, cha mẹ nên tìm những cách khác để thể hiện tình yêu và quan tâm, như vuốt ve, nói chuyện, cười với bé… để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Việc quấn tã quá kín cũng là một trong những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm đặc biệt là các vùng da dưới dưới tã. Việc quấn tã quá kín cho trẻ không chỉ làm cho bé cảm thấy bất tiện và không thoải mái, mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Khi tã được quấn quá chặt, không khí không được lưu thông, độ ẩm trong tã tăng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng hăm tã, một tình trạng khó chịu và đau đớn cho bé.
Hơn nữa, việc quấn tã quá kín cũng có thể gây ra cảm giác bí bức và không thoải mái cho bé. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, thậm chí gây quấy khóc và khó chịu. Vì vậy, khi quấn tã cho bé, cha mẹ hãy đảm bảo rằng tã không quá chặt để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, ngăn chặn nguy cơ hăm tã và giữ cho làn da nhạy cảm của bé khỏe mạnh nhé!
Đọc thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đúng cách >>
Nhiều bậc phụ huynh thường có xu hướng để trẻ sơ sinh ngủ cùng mình, nghĩ rằng điều này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và yêu thương và tiện chăm sóc hơn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy việc này không an toàn cho bé, và thậm chí có thể gây ra những rủi ro không đáng có.
Nguy cơ lớn nhất khi để trẻ sơ sinh ngủ giữa cha mẹ là hội chứng SIDS (Sudden Infant Death Syndrome – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Nguyên nhân là do trẻ có thể bị nghẹt thở do bị vật cản như chăn, gối hoặc thậm chí là một bộ phận cơ thể của cha mẹ.
Ngoài ra, nguy cơ bị cha mẹ đè vào bé cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Khi ngủ, cha mẹ có thể không nhận biết được sự hiện diện của trẻ và vô ý đề trúng con, gây nguy hiểm cho bé.
Vì vậy, thay vì để trẻ ngủ giữa mình, các bậc phụ huynh nên cân nhắc việc sử dụng nôi hoặc giường riêng cho bé. Điều này không những an toàn hơn cho bé mà còn giúp bé phát triển thói quen ngủ đúng giờ và độc lập.
Chất tẩy và nước giặt thường chứa nhiều chất hóa học như sulfonate alkyl benzen, có khả năng gây ra tác dụng phụ, kích ứng. Nếu quần áo của trẻ không được giặt sạch, những chất này có thể gây nên các tình trạng nhiễm độc và dị ứng trên da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Vì thế, việc sử dụng chất tẩy để giặt quần áo cho trẻ không được khuyến nghị. Thay vào đó, cha mẹ nên chọn những loại nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại nước giặt nhẹ nhàng, không mùi và không chứa hóa chất để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ. Cần chú trọng giặt sạch để loại bỏ hoàn toàn các dư lượng có thể gây kích ứng da.
Một sai lầm thường gặp trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần tránh là việc cắt tỉa lông mi cho bé. Một số người tin rằng cắt tỉa lông mi sẽ giúp chúng mọc dài hơn và dày hơn, nhưng thực tế không phải vậy.
Lông mi có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi bụi và các tác nhân gây kích ứng khác. Khi bạn cắt tỉa lông mi của trẻ, bạn có thể vô tình gây tổn thương cho đôi mắt nhạy cảm của trẻ. Ngoài ra, việc cắt tỉa lông mi không làm chúng mọc dày hay dài hơn.
Vì vậy, hãy để lông mi của trẻ phát triển tự nhiên và không cắt tỉa chúng. Đây là cách chăm em bé mới sinh đúng cách nhất mà cha mẹ nên biết.
Đây được xem là một trong những điều kiêng kỵ với trẻ sơ sinh. Rốn của trẻ sơ sinh yêu cầu được chăm sóc cẩn thận để tránh những nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, một lầm tưởng phổ biến là việc băng kín rốn sẽ giúp bảo vệ nó. Thực tế, cách làm này lại có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Khi băng kín rốn, cha mẹ vô tình tạo ra môi trường ẩm ướt mà vi trùng dễ dàng sinh sôi. Điều này không những làm chậm quá trình rụng rốn mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng rốn.
Thay vì băng kín, hãy để rốn hở sau khi vệ sinh và quấn tã dưới rốn. Cách làm này không chỉ giúp rốn mau khô, rụng nhanh mà còn giảm thiểu khả năng nhiễm trùng, từ đó ngăn chặn việc tạo thành chồi rốn. Đặc biệt, việc để rốn hở còn giúp bạn dễ dàng quan sát và nhận biết bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở rốn của trẻ.
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh chính là luôn luôn rửa tay. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch đang phát triển nên rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công.
Tay là một trong những bộ phận của cơ thể chúng ta tiếp xúc nhiều nhất với môi trường xung quanh. Vì vậy, chúng thường chứa nhiều loại vi khuẩn, virus mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi cha mẹ không rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, vi khuẩn và virus có thể dễ dàng chuyển từ tay bạn lên da hoặc vào cơ thể bé yêu thông qua miệng, mũi hoặc tai.
Việc rửa tay không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn và virus, mà còn là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi chăm sóc em bé mới sinh, vì thế cha mẹ cần lưu tâm nhé!
Đọc thêm: Gói dịch vụ chăm sóc bé sơ sinh tại nhà toàn diện >>
Việc tránh rung lắc là một trong những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh. Khi ru trẻ ngủ bằng cách nhẹ nhàng đung đưa, có thể là một phương pháp hiệu quả nhất thời và khiến bé dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, việc rung lắc mạnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở đầu và cổ. Vì vậy, một cú rung lắc mạnh có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Cụ thể, việc rung lắc mạnh có thể gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh (Shaken Baby Syndrome – SBS). Đây là một hội chứng nguy hiểm gây tổn thương não, có thể dẫn đến tình trạng chảy máu não, tăng áp lực trong não…
Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên đung đưa con ngủ, bế xốc con hay đặt mạnh con xuống nôi, thay vào đó hãy thực hiện động tác thật nhẹ nhàng. Hãy nhớ rằng, sự an toàn của trẻ luôn luôn là ưu tiên hàng đầu.
Một quan niệm sai lầm khác mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là không tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vì sợ rằng bé sẽ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, việc này lại vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da bé, gây ra các vấn đề về da như rôm sảy, hăm, nổi mẩn đỏ.
Thực tế, tắm là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ. Nó giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn có thể gây kích ứng cho da bé, đồng thời giúp bé cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Để tắm cho trẻ mà không làm bé bị lạnh, cha mẹ nên đảm bảo rằng nhiệt độ nước phù hợp (khoảng 37-38 độ C) và không tắm cho bé trong thời gian thời tiết lạnh. Tắm nhanh chóng, khoảng 5-10 phút, và sau đó lau khô bé ngay lập tức.
Quan trọng nhất, hãy đảm bảo rằng bé được giữ ấm sau khi tắm. Điều này có thể bao gồm việc mặc quần áo ấm, bọc bé trong chăn, hoặc sử dụng máy sưởi phù hợp với trẻ nhỏ. Với những biện pháp này, bạn có thể tắm cho bé mà không cần lo lắng về nguy cơ nhiễm lạnh ở trẻ.
Tham khảo thêm: Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà để tránh biến chứng >>
Thông qua bài viết “Cẩm nang những điều cần tránh cho trẻ sơ sinh” của Vạn Phúc Care, hy vọng rằng cha mẹ sẽ trang bị được cho mình kiến thức cần thiết để tránh rơi vào những sai lầm thông thường.
Hãy nhớ rằng, quan trọng nhất là luôn tiếp tục học hỏi, cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. Do đó, đừng quên bổ sung thêm cho mình bằng việc theo dõi chuyên mục cẩm nang cho mẹ của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích khác trong hành trình chăm sóc con yêu của cha mẹ nhé!
Thai giáo là một phần không thể thiếu trong hành trình mang thai, giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ trong...
Thai giáo là hành trình tuyệt vời và thiêng liêng nhất, nơi cha mẹ dành trọn tình yêu thương để nuôi dưỡng và kết nối với con yêu ngay từ...
Bé đủ tuổi và có những tín hiệu cần được áp dụng ngay lịch EASY 4, nhưng mẹ chưa biết bắt đầu từ đâu? Mẹ chưa hiểu hết về các...