Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Kiến thức 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Kiến thức 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đúng cách

Ngày đăng: 02/12/2023

Tuần đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian vô cùng quan trọng bởi đây là lúc bé cần sự quan tâm và hỗ trợ để thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ trẻ tử vong rất cao. Chính vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt hiểu rõ cách chăm sóc khi bé chào đời. Cùng khám phá cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Trước khi học cách chăm sóc em bé mới sinh, cha mẹ cần tìm hiểu và biết rõ những đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi để tránh tâm lý hoang mang, lo lắng. Vậy trong những ngày đầu mới sinh, trẻ sẽ có những đặc điểm gì?

Nhiệt độ

Trong những ngày đầu khi chào đời, nhiệt độ cơ thể trẻ dễ thay đổi theo môi trường bên ngoài vì trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trong khi đó, nhiệt độ môi trường bên ngoài thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể mẹ. Điều này khiến trẻ bị hạ thân nhiệt, dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ tử vong cao.

Trẻ sơ sinh nằm sấp.
Cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ trong những ngày đầu mới sinh.

Nước tiểu

Tuần đầu tiên sau sinh, trẻ thường đi tiểu khoảng 8-10 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30ml. Nước tiểu màu vàng nhạt, không có mùi. Về sau lượng nước tiểu tăng dần, số lần giảm dần.

Phân

Trong 1-2 ngày đầu trẻ thải phân su. Những ngày sau phân vàng, mềm không thành khuôn, mùi hơi chua, một ngày trẻ có thể thải phân 5-7 lần phân.

Giấc ngủ

Trong 1 tháng đầu tiên khi sinh, trẻ dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ. Có những bé có thể ngủ nhiều lên đến 22 giờ một ngày vì hệ thần kinh con còn non nớt. Ngủ là cách để bé phát triển trí não, giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và phát triển cơ thể toàn diện.

Giác quan

5 giác quan đều hoạt động mạnh, nhất là xúc giác và khứu giác. Do đó, có những thời điểm ba mẹ sẽ thấy trẻ giật mình khi có tiếng động mạnh. Ngoài ra, mắt bé cũng chưa nhìn được vật gì cố định, có hiện tượng lác sinh lý.

Thần kinh

Trong những ngày đầu mới sinh, trẻ có một số phản xạ tự nhiên như bú nuốt, quay mặt về phía vú mẹ để tìm thức ăn, định hướng được mùi sữa.

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là hiện tượng vỡ hồng cầu sau sinh làm tăng lượng bilirubin tự do trong máu, trong khi gan của trẻ chưa hoạt động và làm việc tốt, gây nên tình trạng trẻ bị vàng da.

Vàng da sinh lý thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh, và hết khoảng hết ngày thứ 7 hoặc thứ 10. Thông thường, tình trạng vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến bé, tình trạng sức khỏe của bé vẫn khỏe mạnh, bú tốt.

Sụt cân sinh lý

Đây là hiện tượng bình thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần lo lắng. Sụt cân sinh lý thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau sinh. Cân nặng sụt đi khoảng 6-9% trọng lượng lúc sinh. Sau khoảng 7-10 ngày, trọng lượng của trẻ trở lại bình thường.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Trong những ngày đầu tiên sau sinh, trẻ dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ. Trẻ chỉ thức dậy khi bé đói và cần thay tã. Do đó mẹ cần biết cách chăm bé mới sinh sao cho phù hợp nhất.

Chăm sóc trong 24 giờ đầu tiên

Trong vòng 24 giờ đầu tiên, nếu sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định thì nên để trẻ được da kề da với mẹ để thắt chặt kết nối mẫu tử và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn trong quá trình thích nghi với cuộc sống bên ngoài, đặc biệt là đối với những bé sinh non thiếu tháng.

Trẻ sơ sinh ngủ trên tay mẹ
Sau sinh, mẹ cần cho bé da kề da càng sớm càng tốt.

Có thể mẹ chưa biết nhưng chỉ trong vòng 1 tiếng đầu sau sinh thì trẻ đã có phản xạ tìm và mút vú mẹ, nếu bị cách ly với mẹ lâu thì phản xạ này sẽ dần mất đi. Do đó, mẹ cũng nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, đặc biệt sữa non trong giai đoạn này rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé.

Trong ngày đầu tiên sau sinh thì bé sẽ không được tắm vì khi sinh đã được lau mình sạch sẽ. Trường hợp quan sát thấy rốn bình thường và không bị sưng tấy thì mẹ cần chăm sóc rốn bằng cách lau xung quanh rốn của trẻ bằng khăn xô sạch nhúng nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ.

Sức khỏe của mẹ trong ngày đầu tiên sau sinh cũng sẽ còn rất yếu nên mọi việc chăm sóc sau sinh con sẽ nhờ cậy vào người thân, mẹ cần được theo dõi tình trạng huyết áp, mạch và ra máu sản dịch đảm bảo sức khỏe.

Ngày thứ 2 sau sinh

Sang ngày thứ 2, có những lúc trẻ sẽ không ngủ nữa mà mở mắt nhìn chăm chăm vào mặt người đối diện, tuy nhiên trẻ chỉ nhìn được trong khoảng từ 15 – 25cm, trẻ sẽ bắt đầu có xu hướng khóc nhiều và đòi bú mẹ. Để đảm bảo trẻ luôn no thì thì cứ cách khoảng 2 tiếng cho trẻ bú một lần và hãy nhớ cho trẻ bú đúng tư thế để tránh sặc sữa. Lúc này dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ nên chỉ cần cho trẻ bú theo nhu cầu là đủ.

Mẹ cũng nên chú ý đến việc vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh. Hãy thực hiện vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần ăn hoặc giữa các cữ bú để tránh bé bị đầy hơi, khó chịu.

Trong quá trình chăm sóc sau sinh con đến ngày thứ 2 thì ngoài việc cho ăn, mẹ cũng cần chú ý đến tã của trẻ vì lúc này trẻ có thể làm ướt tã nhiều hơn, khi bị ướt quá thì có khi bé sẽ khóc.

Ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5 sau sinh

Bước sang ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5 sau sinh, trẻ có thể có những biểu hiện giúp mẹ có thể biết được rằng trẻ đang bị đói như khóc hoặc dúi đầu vào ngực của mẹ….trẻ cũng sẽ ti mẹ nhịp nhàng và sâu hơn. Khi được gần gũi với mẹ thì trẻ sẽ vui hơn, trẻ quen được mẹ cưng nựng và nhận ra mẹ bởi giọng nói từ những tháng ngày còn trong bụng.

Do trẻ đã ăn được nhiều hơn nên việc đi tiêu, đi tiểu cũng sẽ nhiều hơn, phân su cũng đã hết và thay vào đó có thể là phân nhớt vàng, trong giai đoạn này thì mẹ cần chú ý thường xuyên thay bỉm, tã sau mỗi lần bé đi vệ sinh.

Đồng thời, việc tắm rửa cho bé trong thời gian này cũng sẽ giúp thư giãn và thoải mái hơn, mẹ có thể massage cho trẻ trước khi tắm để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sâu.

Ngày thứ 6 và ngày thứ 7

Khi bước sang ngày thứ 6 và ngày thứ 7, trẻ cần tăng lượng sữa cũng như cữ bú vì nhu cầu ăn của trẻ tăng lên. Ngoài ra, lúc này trẻ có thể bị đảo lộn giấc ngủ so với thông thường và có hiện tượng “ngủ ngày cày đêm” nên mẹ cũng cần phải chuẩn bị tâm lý đón nhận và thích nghi cùng bé trong tuần đầu sau sinh.

Khi trẻ quấy khóc, mẹ nên bế trẻ lên và ôm ấp vỗ về chứ đừng sợ bén hơi hay không chịu rời mẹ, lúc này trẻ còn quá nhỏ và sợ hãi với những thay đổi bên ngoài nên rất cần có mẹ ở bên.

Mẹ bế trẻ sơ sinh
Trong tuần đầu sau sinh, khi trẻ quấy khóc, mẹ nên ôm ấp và vỗ về bé.

Trẻ vẫn đi tiêu đều đặn mỗi ngày, tuy nhiên nếu thấy phân của trẻ cứng và 2 – 3 ngày mới đi một lần thì hãy xem lại khẩu phần dinh dưỡng của mẹ và thay đổi cho phù hợp.

Vào ngày thứ 7, rốn của trẻ cũng đã bắt đầu khô dần và nên duy trì việc vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, một số trẻ có thể bị rụng rốn chỉ trong tuần đầu sau sinh, tuy nhiên cũng có trẻ kéo dài đến 10 hoặc 15 ngày. Trong trường hợp rốn bé sang ngày thứ 7 mà vẫn chưa khô và rỉ nước, kèm hiện tượng sưng tấy đỏ, bưng mủ thì nên cho trẻ đi khám để được xử lý kịp thời vì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng rốn.

Đọc thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết >>

Dấu hiệu trẻ cần gặp bác sĩ

Trong tuần đầu tiên sau khi bé mới sinh, việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu quan trọng là một phần quan trọng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Dưới đây là một danh sách các dấu hiệu mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, đừng ngần ngại đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:

Vàng da hoặc mắt của trẻ ngày càng vàng hơn

Thông thường, tình trạng vàng da sinh lý của bé sẽ tự hết sau khoảng 10 ngày nhưng nếu quá lâu, tình trạng vàng da của bé không thuyên giảm, đặc biệt mắt bé càng vàng hơn, cha mẹ cần cho bé đi kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Trẻ không bú mẹ hoặc không chịu bú bình

Việc ăn uống quá ít hoặc không thể bú sữa mẹ, bú sữa bình sữa tốt có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Mẹ cần cho bé kiểm tra xem có vấn đề về miệng hoặc sức khỏe bé, từ đó, giúp bé bú sữa tốt hơn.

Trẻ khó thức dậy hoặc không ngủ

Trẻ sơ sinh nên có thời gian ngủ đủ, nhưng nếu bé không thức dậy khi đói hoặc không thể duy trì giấc ngủ đủ thì đây có thể là dấu hiệu của sự bất thường về giấc ngủ hoặc sức khỏe. Cha mẹ cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn thêm.

Trẻ quấy khóc liên tục

Quấy khóc là một cách bé truyền đạt cảm xúc của họ. Tuy nhiên, nếu bé quấy khóc liên tục và không thể được an ủi bằng cách thay tã, bú mẹ, hoặc đưa bé vào giấc ngủ, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe hoặc sự bất thường khác. Cha mẹ nên tham khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết.

Nhớ rằng, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi sự quan tâm và kiên nhẫn. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng sức khỏe của bé, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn. Việc đưa bé đến thăm bác sĩ kịp thời có thể giúp đảm bảo rằng trẻ nhận được sự chăm sóc và điều trị cần thiết.

Bài viết khác

Kiến thức 03/11/2024

Khi biết tin vui có thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn biết quá trình hình thành thai nhi và quá trình phát triển của thai nhi một cách...

Kiến thức 03/11/2024

Mang thai là hành trình kỳ diệu khi người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới với nhiều cảm xúc hồi hộp, đợi chờ và hạnh phúc. Để...

Kiến thức 03/11/2024

Dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi....

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay