Thai giáo âm nhạc là phương pháp giáo dục thai nhi trực tiếp, bằng cách cho bé tiếp xúc với âm nhạc hoặc âm thanh phù hợp. Nghiên cứu khoa học ảnh hưởng của âm nhạc đến thai nhi đã chỉ ra rằng, âm nhạc có tác động tích cực đến sự phát triển trí não, thính giác và cảm xúc của thai nhi.
Trong bụng mẹ, thai nhi được bao bọc bởi nước ối – một môi trường dẫn truyền âm thanh rất tốt. Ngay từ những tuần đầu, bé đã có thể cảm nhận được những âm thanh từ bên trong cơ thể mẹ, chẳng hạn như nhịp tim, nhịp thở.
Từ tuần thứ 18 – 20, hệ thính giác của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Đến tuần thứ 23, bé đã có thể nghe thấy những âm thanh từ thế giới bên ngoài, bao gồm cả giọng nói và âm nhạc. Thính giác của bé tiếp tục hoàn thiện trong suốt thai kỳ, cho phép bé phân biệt được các âm thanh khác nhau và ghi nhớ những âm thanh quen thuộc.
Trong 3 tháng đầu, hệ thính giác của bé đang trong giai đoạn hình thành. Tuy nhiên, từ tuần thứ 8, bé đã có thể “nghe” được nhịp tim của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu nên ưu tiên những bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu, tránh những âm thanh quá mạnh hoặc quá ồn ào. Hãy đặt trọng tâm vào sự thoải mái và cảm xúc của mẹ.
Nhạc cổ điển với giai điệu du dương, tiết tấu chậm rãi, êm đềm luôn là lựa chọn hàng đầu để thực hành thai giáo. Một số nhà soạn nhạc nổi tiếng mà mẹ bầu có thể tham khảo như Mozart, Beethoven, Bach, Chopin, Tchaikovsky …
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ và bé nên bắt đầu thai giáo âm nhạc cổ điển bằng những bản nhạc dễ nghe, quen thuộc. Mô hình độc tấu, tam tấu, tứ tấu là sự lựa chọn hợp lý để em bé tập làm quen.
Nhạc Jazz nhẹ nhàng, êm dịu cũng là một lựa chọn tốt cho thai giáo 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn những bản nhạc thể loại Ballad Jazz, Medium Swing, Cool Jazz, Ragtime…
Âm thanh tự nhiên như tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, tiếng chim hót… có tác dụng thư giãn, giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thính giác của bé đã có bước tiến lớn, cho phép bé cảm nhận rõ ràng hơn những âm thanh xung quanh. Bé đã có thể cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài và phản ứng lại bằng những cử động. Âm nhạc lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển thính giác và não bộ của thai nhi.
Mẹ bầu có thể tiếp tục cho bé nghe nhạc cổ điển, tập cho con nghe thêm nhiều dạng tiết tấu, nhiều âm thanh nhạc cụ hơn. Đồng thời khám phá thêm những nhà soạn nhạc mới như Vivaldi, Schubert, Debussy…
3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian thích hợp để bé được tiếp xúc thêm với những mô hình nhiều nhạc cụ trong âm nhạc Jazz như tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu… Những lựa chọn âm nhạc Jazz Standard vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời ở giai đoạn này.
Âm nhạc thai giáo đối với bé ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, đôi khi chỉ đơn giản là những âm thanh từ tự nhiên. Tấn số được xử lý theo nguyên tắc tiếng ồn trắng đều đặn giúp mẹ và bé thư giãn, có thể sử dụng như âm thanh “background” cho cuộc trò chuyện của 2 mẹ con.
3 tháng cuối thai kỳ đánh dấu giai đoạn bé yêu hoàn thiện các chức năng để sẵn sàng chào đời. Lúc này, thính giác của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Thai nhi tại thời điểm này đã có những phản xạ với âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ. Bé đã biết hưởng ứng và phản hồi lại những bản nhạc thai giáo mà mình thích thú.
Mẹ bầu đã có thể đa dạng hơn trong việc lựa chọn những “concert” âm nhạc cổ điển dành thai giáo cho con. Trong danh sách nhạc thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ với phong cách nhạc cổ điển (classical) hẳn nhiên không thể thiếu những dàn nhạc lớn như London Symphony Orchestra, Vienna Philharmonic hay Royal Concertgebouw Orchestra…
Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ thính giác của thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện. Danh sách thai giáo bằng nhạc Jazz của mẹ bầu đã có thể điền thêm những bản nhạc có tiết tấu nhanh hơn, số lượng dàn kèn đồng nhiều hơn. Mô hình âm nhạc Bigband Jazz lúc này hẳn nhiên là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.
Dù là vào thời điểm nào của thai kỳ, bé yêu của mẹ cũng đều thích được chìm đắm, nghỉ ngơi trong 1 không gian “chill chill” với tiếng mưa rơi tí tách, tiếng suối chảy rì rào hay tiếng ồn trắng của không gian vũ trụ nào đó.
Lưu ý | Thực hành thai giáo âm nhạc đúng cách |
---|---|
Âm lượng | Âm lượng nhạc vừa phải, không quá to sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé. |
Thời gian nghe nhạc | Mỗi lần nghe nhạc không nên quá lâu, khoảng 15-20 phút là đủ. |
Cách nghe nhạc | Nên nghe nhạc bằng loa ngoài, tránh áp tai nghe trực tiếp vào bụng. |
Thể loại nhạc | Ưu tiên những bản nhạc có tính tiết tấu rõ ràng, ổn định, chất âm thanh của nhạc cụ gỗ – đồng. Tránh những thể loại nhạc quá kích động hoặc có tần số quá thấp. |
Thời điểm nghe nhạc | Nên nghe nhạc vào những lúc mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái, ví dụ như trước khi đi ngủ, sau khi ăn hoặc khi đang tắm. |
Tần suất nghe nhạc | Có thể cho bé nghe nhạc 2-3 lần mỗi ngày. |
Kết hợp với các phương pháp thai giáo khác | Bên cạnh việc nghe nhạc, mẹ bầu có thể kết hợp với các phương pháp thai giáo khác như: thai giáo bằng giọng nói của mẹ, thai giáo ánh sáng, thai giáo xúc giác… để tăng cường kết nối với thai nhi. |
Môi trường tiếng ồn | Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn (vượt 85 db), vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của bé. |
Wonder Week hay Tuần Khủng Hoảng luôn là câu chuyện khiến các mẹ bối rối. Con yêu vốn ngoan ngoãn bỗng dưng trở nên quấy khóc, bám mẹ hơn, thay đổi nếp...
Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả để thiết lập nếp sinh hoạt ổn định cho trẻ sơ sinh. Bài viết này...
Tummy time: Hoạt động đơn giản nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời. Từ việc tăng cường sức mạnh cơ bắp đến...