Nghiên cứu khoa học ảnh hưởng của âm nhạc đến thai nhi
Ngày đăng: 15/03/2025
Thai giáo là một phần không thể thiếu trong hành trình mang thai, giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Ảnh hưởng của âm nhạc đến thai nhi được xem là một “liều thuốc bổ” diệu kỳ, có khả năng tác động tích cực đến sự phát triển trí não và cảm xúc của thai nhi. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các bằng chứng khoa học, các nghiên cứu từ các tổ chức y tế uy tín trên thế giới về chủ đề nêu trên.
Giai đoạn 1 (Tuần thứ 6-10): Tai bắt đầu hình thành từ những nếp gấp da nhỏ.
Giai đoạn 2 (Tuần thứ 16): Tai di chuyển lên vị trí cuối cùng ở hai bên đầu.
Giai đoạn 3 (Tuần thứ 18): Tai nhô ra khỏi đầu và thai nhi có thể bắt đầu nghe thấy âm thanh .
Giai đoạn 4 (Tuần thứ 22-24): Thai nhi có thể nghe thấy âm thanh tần số thấp từ bên ngoài, như tiếng động vật.
Giai đoạn 5 (Tuần thứ 25-26): Thai nhi bắt đầu phản ứng với giọng nói và tiếng ồn.
Giai đoạn 6 (Tuần thứ 27-29): Thính giác hoàn thiện, thai nhi có thể nghe thấy và phân biệt các giọng nói khác nhau.
Giai đoạn 7 (Tuần thứ 32): Thai nhi có thể nhận biết được âm nhạc thông qua tiết tấu, nhịp điệu và tần số âm thanh.
Mặc dù thính giác đã phát triển hoàn thiện trong tam cá nguyệt thứ ba, độ nhạy cảm với âm thanh của em bé vẫn tiếp tục cải thiện sau khi sinh . Âm thanh từ bên ngoài khi vào trong bụng mẹ sẽ bị các lớp mô và nước ối làm giảm đi khoảng một nửa . Âm thanh mà thai nhi nghe rõ nhất là giọng nói của mẹ. Trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, cho thấy chúng tỉnh táo hơn khi mẹ nói chuyện.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc đến sự phát triển não bộ của thai nhi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của âm nhạc đến thai nhi là vô cùng to lớn, đặc biệt là sự phát triển não bộ.
Phân tích điện não đồ của 60 trẻ sơ sinh, bao gồm 29 trẻ được tiếp xúc với âm nhạc hàng ngày trong giai đoạn trước khi sinh và 31 trẻ không được tiếp xúc với âm nhạc. Kết quả cho thấy việc tiếp xúc với âm nhạc hàng ngày trong tam cá nguyệt cuối của thai kỳ có liên quan đến việc mã hóa âm thanh lời nói mạnh mẽ hơn ở trẻ sơ sinh. Giáo sư Carles Escera kết luận rằng âm nhạc giúp điều chỉnh khả năng mã hóa tần số cơ bản của lời nói, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và tiếp thu ngôn ngữ sớm.
Nghiên cứu này đã cho thấy trẻ sơ sinh có thể ghi nhớ giai điệu của bài hát “Twinkle Twinkle Little Star” được phát cho chúng nghe trong bụng mẹ và phản ứng khác nhau khi các phiên bản thay thế được phát. Những ký ức này được tạo ra trước khi chúng được sinh ra và kéo dài cho đến khi chúng được bốn tháng tuổi.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp quét não trẻ sơ sinh để tìm kiếm cấu trúc não liên quan đến năng khiếu âm nhạc. Kết quả cho thấy cấu trúc não bộ ở trẻ sơ sinh có thể dự đoán năng khiếu âm nhạc sau này. Cả yếu tố di truyền và môi trường đều được cho là “thiết lập nền tảng thần kinh cho âm nhạc”.
Nghiên cứu này đã ghi lại hoạt động điện não ở trẻ sơ sinh khi được nghe y tá hát ru. Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh được tiếp xúc với âm nhạc trước khi sinh có phản ứng thần kinh mạnh mẽ hơn với các vi phạm về cấu trúc ngôn ngữ trong cả âm nhạc và lời nói. Các nhà nghiên cứu cho rằng lời nói theo có sự nhấn nhá và tiết tấu giúp trẻ học ngôn ngữ dễ dàng hơn chứ không phải thông trong ngữ âm.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc đến sự phát triển cảm xúc của thai nhi
Nghiên cứu của Viện Vật lý Hoa Kỳ (2025): Nghiên cứu này đã sử dụng các công cụ phân tích toán học để xác định các mẫu trong sự thay đổi nhịp tim của thai nhi khi nghe nhạc cổ điển. Kết quả cho thấy việc nghe nhạc cổ điển có thể làm ổn định nhịp tim của thai nhi, có khả năng mang lại lợi ích cho sự phát triển hệ thần kinh tự chủ .
Nghiên cứu về ảnh hưởng của âm thanh đến sự phát triển của thai nhi
Hình ảnh minh họa thai nhi 30 tuần tuổi
Nghiên cứu của NIH (2012): Tiếng ồn lớn có thể gây hại cho thính giác, mạch máu và não của thai nhi.
Khuyến nghị: Tránh tiếp xúc với âm thanh có tần số thấp dưới 65 dB trong thời gian dài.
Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins và Đại học Maryland (2021): Nghiên cứu trên chuột sơ sinh cho thấy âm thanh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai chuột sớm hơn so với suy nghĩ trước đây, có thể trước khi ống tai mở ra. Việc tiếp xúc với âm thanh cũng khuyến khích các kết nối vỏ não đa dạng hơn.
Tổng hợp các nghiên cứu khác: Thai nhi tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn có thể gây căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, suy giảm thính lực và suy giảm nhận thức ở trẻ sau sinh.
Âm nhạc Mozart có giúp thai nhi thông minh hơn không ?
Hiệu ứng Mozart đối với trí thông minh vẫn đang tồn tại nhiều tranh luận, chưa được chứng minh rõ ràng. Nhưng đã có những nghiên cứu cho thấy âm nhạc cổ điển nói riêng và âm thanh từ nhạc cụ nói chung, có tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Âm nhạc của Mozart với tần số của các nhạc cụ, nhịp điệu và âm sắc, có thể kích thích các kết nối thần kinh trong não và giúp phát triển bán cầu não phải.
Do vậy, chúng ta hiểu rằng âm nhạc hay âm thanh của nhạc cụ có tác động tích cực đến khả năng phát triển ngôn ngữ và não bộ của trẻ sơ sinh. Ảnh hưởng của âm nhạc đến thai nhi, có thể được cụ thể bằng cách nghe thể loại âm nhạc mẹ bầu thích, chú trọng hơn vào các thể loại nhạc có tính tiết tấu và nhịp điệu rõ ràng. Tránh cho thai nhi tiếp xúc quá lâu với các thể loại nhạc mang tính kích động hoặc âm thanh quá to vượt 65db.
Âm nhạc Jazz: Ballad Jazz, Slow-Medium Swing, Jazz Standard, Ragtime…
Âm thanh tự nhiên: Tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, tiếng chim hót…
Giọng nói của cha mẹ: Nói chuyện, hát, đọc sách cho thai nhi nghe.
Nhạc có nhịp điệu: Lựa chọn thể loại nhạc có tiết tấu, nhịp điệu rõ ràng.
Tính chất âm thanh: Ưu tiên các chất âm mộc, mô phỏng cao độ và tiết tấu của giọng nói con người. (Nằm trong khoảng 80Hz đến 700Hz)
Những điều cần tránh
Âm thanh quá lớn: Tiếng ồn lớn có thể gây hại cho thính giác của thai nhi . Cụ thể, nên tránh tiếp xúc lâu dài với âm thanh có tần số thấp (dưới 250 Hz) trên 65 dB.
Âm nhạc kích động: Tránh cho thai nhi nghe những loại nhạc quá kích động, ồn ào, có tiết tấu mạnh.
Đặt tai nghe trực tiếp lên bụng: Không nên đặt tai nghe hoặc loa trực tiếp lên bụng mẹ vì âm thanh sẽ được khuếch đại khi truyền qua nước ối đến thai nhi.
Sử dụng máy nghe nhịp tim thai tại nhà: Việc sử dụng thiết bị này có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn khi không được đào tạo chuyên môn.
Kết luận nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc đến thai nhi
Âm nhạc và âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc lựa chọn âm nhạc phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển não bộ, cảm xúc, và các giác quan của bé. Các bậc cha mẹ nên chủ động tìm hiểu và áp dụng phương pháp thai giáo bằng âm nhạc để tạo nền tảng tốt nhất cho sự phát triển của con yêu ngay từ trong bụng mẹ.
Wonder Week hay Tuần Khủng Hoảng luôn là câu chuyện khiến các mẹ bối rối. Con yêu vốn ngoan ngoãn bỗng dưng trở nên quấy khóc, bám mẹ hơn, thay đổi nếp...