Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Cẩm nang cho mẹ 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Phương pháp EASY: Hướng dẫn nuôi con chi tiết nhất

Phương pháp EASY: Hướng dẫn nuôi con chi tiết nhất

Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả...

Cẩm nang cho mẹ 29/03/2025

Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả để thiết lập nếp sinh hoạt ổn định cho trẻ sơ sinh. Bài viết này...

Thai giáo và hành trình yêu thương từ trong bụng mẹ

Thai giáo và hành trình yêu thương từ trong bụng mẹ

Thai giáo là hành trình tuyệt vời và thiêng liêng nhất, nơi cha mẹ dành...

Cẩm nang cho mẹ 17/03/2025

Thai giáo là hành trình tuyệt vời và thiêng liêng nhất, nơi cha mẹ dành trọn tình yêu thương để nuôi dưỡng và kết nối với con yêu ngay từ...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Cẩm nang cho mẹ 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Rem Sáng trong EASY: Đọc vị giấc ngủ của trẻ

Ngày đăng: 28/03/2025

Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ không chỉ giúp bé lớn mà còn là thời gian vàng để não bộ con phát triển vượt trội đó. Đặc biệt là giấc ngủ REM (hay còn gọi là giấc ngủ hoạt động), chiếm gần một nửa thời gian ngủ của con, cho thấy REM sáng quan trọng đến nhường nào.

Tầm quan trọng của REM sáng đối với bé dưới 6 tháng tuổi

REM sáng – “Nền móng” cho bé phát triển

Mẹ ơi, trong những tháng đầu đời, giấc ngủ không chỉ giúp bé lớn mà còn là thời gian vàng để não bộ con phát triển vượt trội đó. Đặc biệt là giấc ngủ REM (hay còn gọi là giấc ngủ hoạt động), chiếm gần một nửa thời gian ngủ của con, cho thấy REM sáng quan trọng đến nhường nào.

Cách nhận biết REM sáng

Rem sáng được nhận biết thông qua các biểu hiện tiêu biểu sau:

  • Bé có những cử động nhẹ ở tay chân, mắt vẫn khép nhưng lại di chuyển nhanh bên dưới. 
  • Thỉnh thoảng con còn thở không đều, có những lúc ngừng vài giây rồi lại thở nhanh hơn một chút. Các mẹ đừng lo lắng nhé, đó là sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh thôi.
  • Con có những tiếng rên nhẹ hoặc gầm , cựa mình dù vẫn đang ngủ

Ở người lớn thì giấc ngủ REM chỉ chiếm khoảng 20-25% thời gian ngủ thôi, nhưng ở bé con thì tận 50% lận đó mẹ. Điều này cho thấy giai đoạn ngủ này đặc biệt quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của con trong những tháng đầu tiên.

>> Hướng dẫn luyện ngủ EASY cho trẻ sơ sinh

Thực hành EASY giúp bé REM sáng tự nhiên

Trẻ được luyện EASY thành công khi con ngủ đủ giấc theo lịch trình, các giai đoạn ngủ, bao gồm cả REM, sẽ diễn ra tự nhiên và tốt nhất.

Mẹ nhớ để ý thời gian con thức giấc phù hợp với độ tuổi nhé, đừng để con chơi quá sức rồi mới đi ngủ. Khi con không bị quá mệt, con sẽ dễ dàng chuyển giấc và ngủ sâu hơn, nhờ đó giấc ngủ REM cũng được đảm bảo.

Quan sát và thấu hiểu trẻ

Tuân thủ lịch trình EASY rất tốt, nhưng mẹ đừng quá cứng nhắc. Hãy quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của con như dụi mắt, ngáp để đưa con vào giấc ngủ đúng lúc. Khi con được ngủ đúng thời điểm, giấc ngủ REM sẽ phát huy tối đa tác dụng.

Những lợi ích của REM sáng

REM sáng có lợi cho não bộ của con

Trong giấc ngủ REM, não bộ của con hoạt động rất mạnh mẽ, tạo ra những kết nối thần kinh mới và củng cố những kết nối đã có. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và khả năng học hỏi của con sau này.

Con ghi nhớ và học hỏi tốt hơn nhờ giấc ngủ REM

Giai đoạn ngủ này còn giúp con xử lý những thông tin và kỹ năng mới học được trong ngày, giống như một chiếc máy tính đang sắp xếp và lưu trữ dữ liệu vậy. Nhờ đó, con sẽ ghi nhớ mọi thứ tốt hơn.

REM sáng còn giúp con cân bằng cảm xúc

Khi trẻ có những biểu hiện cáu kỉnh, quấy khóc sau một ngày dài. REM sáng giúp con xử lý những cảm xúc đó, để con phát triển một cách cân bằng và ổn định hơn về mặt tinh thần.

REM sáng khác gì các giấc ngủ khác của con?

Điều dưỡng viên Vạn Phúc Care giỗ bé ngủ

Chu kỳ giấc ngủ và vai trò của REM sáng

Giấc ngủ của bé có hai giai đoạn chính: REM (giấc ngủ hoạt động) và NREM (giấc ngủ yên tĩnh). Hai giai đoạn này luân phiên nhau trong suốt giấc ngủ của con. Giấc ngủ REM thường chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của bé.

Biểu hiện phân biệt REM và NREM

Khi con ngủ REM, con sẽ cử động nhiều hơn, thở cũng có vẻ không đều. Còn khi con ngủ yên tĩnh (NREM), con sẽ nằm im hơn, thở đều và sâu hơn.

Khi mẹ hiểu rõ các giai đoạn ngủ của con, mẹ sẽ biết khi nào con đang ngủ say, khi nào con dễ thức giấc, từ đó có cách chăm sóc và phản ứng phù hợp hơn với nhu cầu của con.

Dấu hiệu trẻ cần REM sáng

Con hay quấy khóc, khó ngủ: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết tình trạng con đang không có đủ giấc ngủ REM cần thiết. Đặc biệt với các bé sinh non, REM sáng lại càng quan trọng cho sự phát triển của con.

Giấc ngủ bị gián đoạn ảnh hưởng đến REM

Việc giấc ngủ của con bị gián đoạn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến cả thời lượng và chất lượng của giấc ngủ REM, từ đó có thể tác động không tốt đến sự phát triển của con.

Đối với trẻ sinh non: Con cần dành nhiều thời gian hơn trong giấc ngủ REM. Mẹ nên theo dõi sát sao giấc ngủ của con, xử lý phù hợp và tránh làm gián đoạn chu kỳ ngủ của bé.

Giải pháp cho bé khó vào giấc và duy trì giấc ngủ REM sáng

Hướng dẫn cách trở thành bảo mẫu chuyên nghiệp

Đôi khi việc giúp bé có giấc ngủ REM sâu và liền mạch cũng gặp nhiều thử thách, đặc biệt với những bé có phản ứng mạnh như thức giấc lâu, khó tự ngủ lại hay quấy khóc nhiều. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp và cách khắc phục:

Bé thức giấc quá lâu và khó ngủ lại

  • Kiểm tra thời gian thức (wake window): Mẹ hãy đảm bảo con không bị thức quá lâu so với độ tuổi. Việc thức quá giấc có thể khiến con mệt mỏi quá mức, dẫn đến khó vào giấc và ngủ không sâu.
  • Tạo môi trường ngủ tối ưu: Phòng ngủ cần tối, yên tĩnh và có nhiệt độ thoáng mát (khoảng 23-24 độ C). Mẹ có thể sử dụng rèm cửa tối màu và tiếng ồn trắng để giúp con dễ ngủ hơn.
  • Thiết lập lịch EASY nhất quán: Thực hành phương pháp EASY đúng nhu cầu của trẻ sẽ giúp con nhận biết đã đến giờ đi ngủ và dễ dàng vào giấc hơn.
  • Đặt bé xuống khi có dấu hiệu ngủ: Thay vì đợi con ngủ say, mẹ hãy đặt con vào cũi ngay khi con có dấu hiệu buồn ngủ. Hành động này giúp con học cách tự ngủ và tự nối giấc khi thức giấc giữa đêm.

Bé không tự nối giấc, chuyển giấc được

  • Chú ý đến các tín hiệu buồn ngủ sớm: Mẹ hãy quan sát kỹ các dấu hiệu buồn ngủ sớm của con (ví dụ: dụi mắt, ngáp, gắt) để đưa con vào môi trường ngủ trước khi con trở nên quá mệt.
  • Tránh các tác nhân gây xao nhãng: Trước giờ ngủ và trong đêm, hãy hạn chế tối đa các tác nhân gây xao nhãng như ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn.
  • Kiên nhẫn và nhất quán: Việc tập cho bé tự nối giấc cần thời gian và sự kiên nhẫn của mẹ. Hãy duy trì lịch EASY nhất quán để con dần tạo thành nếp sinh hoạt ổn định.
  • Xem xét các yếu tố bên ngoài: Đôi khi, việc bé không tự nối giấc được có thể do các yếu tố bên ngoài như tã ướt, đói, hoặc khó chịu.

Bé quấy khóc nhiều

  • Tìm hiểu nguyên nhân: Mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến con quấy khóc. Có thể con đang đói, khó chịu, bị đầy hơi, hoặc đơn giản là muốn được ôm ấp.
  • Đáp ứng nhu cầu của bé: Trong những tháng đầu đời, việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu của bé là rất quan trọng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt giữa nhu cầu thực sự và việc bé nhõng nhẽo đòi bế ẵm liên tục.
  • Sử dụng phương pháp 5S trong EASY: Mẹ có thể sử dụng phương pháp 5S để trấn an, giúp con bình tĩnh hơn. Tạo cho con thói quen tự cân bằng cảm xúc.

Mẹo giúp bé có giấc ngủ REM sáng và sâu giấc

Tạo môi trường ngủ quen thuộc

Mẹ hãy tạo cho con thói quen về môi trường ngủ quen thuộc như: Vị trí ngủ, tiếng ồn trắng, cường độ ánh sáng, tiếng “shurrr” của mẹ, cuốn nhộng chũn…

Chuẩn bị không gian ngủ thoải mái và an toàn

Đảm bảo phòng ngủ của con yên tĩnh, tối và có nhiệt độ phù hợp (từ 23-24℃). Đặt con nằm ngửa ở vị trí ngủ quen thuộc của bé, không có đồ vật mềm như chăn, gối xung quanh nhé.

Cho con ngủ đủ giấc cả ngày và đêm

Giấc ngủ ngày theo phương pháp EASY rất quan trọng, để con không bị quá mệt hoặc quá phấn khích sau các hoạt động vui chơi, sẽ giúp con ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Quan sát tín hiệu buồn ngủ của con

Mẹ hãy để ý khi con có dấu hiệu dụi mắt, ngáp, cáu gắt để đưa con đi ngủ kịp thời, theo nhu cầu sinh lý tự nhiên của trẻ.

Bài viết khác

Cẩm nang cho mẹ 24/04/2025

Wonder Week hay Tuần Khủng Hoảng luôn là câu chuyện khiến các mẹ bối rối. Con yêu vốn ngoan ngoãn bỗng dưng trở nên quấy khóc, bám mẹ hơn, thay đổi nếp...

Cẩm nang cho mẹ 29/03/2025

Phương pháp EASY đang ngày càng được biết đến như một giải pháp hiệu quả để thiết lập nếp sinh hoạt ổn định cho trẻ sơ sinh. Bài viết này...

Cẩm nang cho mẹ 29/03/2025

Tummy time: Hoạt động đơn giản nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời. Từ việc tăng cường sức mạnh cơ bắp đến...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay