Thay tã, đóng bỉm cũng là một phần trong quá trình nuôi dạy con cái của các bố mẹ. Đọc tiếp hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh, với một số mẹo bổ sung để giữ vệ sinh cho trẻ.
Thông thường, cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng là nên thay tã 2 – 3 giờ một lần. Không để trẻ mặc tã quá vài giờ hoặc đợi cho đến khi tã tràn rồi mới thay cho trẻ. Nếu trẻ đại tiện thì phải thay tã ngay và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi mặc tã mới. Trong trường hợp da bé bị dị ứng hoặc đã có sẵn vết hăm tã, việc để bé mặc tã trong thời gian dài là điều cần phải tránh.
Ngoài ra, tần suất thay tã còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Vì với trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau, tốc độ bài tiết khác nhau như sau:
Dưới đây là tất cả những vật dụng bạn cần để thay tã/bỉm cho bé:
Nên bố trí một không gian cụ thể để làm nơi thay tã. Khu vực này nên được tách biệt với nơi trẻ ngủ để không làm ô nhiễm khu vực (vì chỗ ngủ cần được giữ sạch sẽ nhất). Khu vực này nên có đệm và lót nhựa chống thấm phủ tã vải khô.
Hơn nữa, mẹ nên đảm bảo rằng tất cả các đồ bạn đã chuẩn bị đều nằm trong tầm tay. Trẻ sơ sinh không bao giờ được bỏ mặc một mình, dù chỉ một giây.
Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết, mẹ hãy tiến hành cởi bỉm bị bẩn ra cho bé. Khi tháo, bạn nên tháo băng keo từ trên cạp quần xuống, nhẹ nhàng nhấc thân dưới của bé lên và kéo nhẹ bỉm ra khỏi chân bé.
Sau đó, mẹ hãy cẩn thận cuộn nó lại và dán các cuộn băng xuống để dán bó bỉm lại, tránh để nước tiểu và phân của bé bị rơi ra ngoài. Rồi vứt vào sọt rác.
Nhẹ nhàng lau sạch vùng quấn tã của bé, chú ý lau giữa các nếp da. Bạn có thể dùng khăn lau nhẹ nhàng hoặc một ít bông gòn nhúng vào nước. Luôn luôn lau từ trước ra sau. (không bao giờ lau từ sau ra trước, đặc biệt là đối với trẻ em gái, nếu không bạn có thể làm lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu). Đừng quên lau những nếp gấp ở đùi và mông.
Nếu bé bị hăm tã, hãy thoa một lớp mỏng kem chống hăm lên vùng da bị hăm.
Sau khi bạn đã thực hiện xong những bước trên, đây là cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh trong một vài bước đơn giản:
Các bậc cha mẹ nên xem xét một số yếu tố liên quan đến cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh:
Còn bỉm dán rẻ hơn, phù hợp với trẻ sơ sinh đến 6 tháng vì trong độ tuổi này, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, bé sẽ thường xuyên đi đại tiện 2-3 lần / ngày hoặc nhiều lần trong ngày (mỗi lần sau khi bú xong). Bé đi đại tiện rất thường xuyên trong thời gian đầu. Sau sinh 2-3 tuần, và sẽ giảm dần số lần đi đại tiện khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã nắm rõ được cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn vùng nhạy cảm cho bé.
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...