Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Kiến thức 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Kiến thức 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Kiến thức 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Kiến thức 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi và lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Ngày đăng: 05/08/2024
hình ảnh siêu âm thai nhi tuần 1

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai, các mẹ bầu đều rất muốn biết hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về thai nhi 1 tuần nhé!

Hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi thế nào?

Khi nghi ngờ có thai, rất nhiều mẹ đã nhanh chóng dùng đến biện pháp test với que thử thai tại nhà. Nhiều mẹ lại băn khoăn không rõ thời điểm này siêu âm đã phát hiện có thai hay chưa. Các chuyên gia y khoa cho biết, ở giai đoạn đầu thì không thể xác định được hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi.

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử phân bào đến 3 lần để tạo nên phôi nang. Khi phôi nang tới được tử cung sẽ tìm chỗ thích hợp để bám vào thành tử cung. Quá trình thụ thai được diễn ra từ 13 – 14 ngày tính từ khi trứng và tinh trùng bắt đầu thụ tinh.

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử

Như vậy, ở thời điểm này thai đang ở dạng phôi thai, có kích thước và trọng lượng rất nhỏ. Nếu có siêu âm thì cũng không thể xác định được hình ảnh thai nhi 1 tuần tuổi. Theo các chuyên gia, chị em không nên nôn nóng mà đi siêu âm quá sớm ở giai đoạn này. Đặc biệt nếu siêu âm qua đường âm đạo còn có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của thai nhi.

Chị em sẽ ko thể thấy hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi mà phải chờ đến khoảng 5 tuần. Ảnh siêu âm thai từ Bệnh viện 108

Dấu hiệu có thai 1 tuần đầu tiên với cơ thể mẹ

Mặc dù chưa tiến hành siêu âm nhưng các mẹ có thể dùng que thử thai sau 7-10 ngày quan hệ hoặc dựa vào sự thay đổi trên cơ thể để nhận biết dấu hiệu có thai.

Đầu tiên là việc chậm kinh. Chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt ổn định (28 – 30 ngày), quan hệ không dùng biện pháp tránh thai mà bị trễ kinh từ 2 – 3 tuần thì khả năng cao là có thai.

Biểu hiện thứ 2 có thể đau tức bụng dưới (dấu hiệu thai di chuyển về buồng tử cung) hoặc ra máu báo với một lượng nhỏ màu hồng, hoặc nâu đậm.

Nhiều chị em lại gặp hiện tượng mệt mỏi, đau tức ngực, đi tiểu nhiều, nhạy cảm với mùi vị,… Đây cũng được xem là những dấu hiệu sớm có thể xảy ra ở tuần thai thứ 1.

Bên cạnh việc dùng que thử thai với dấu hiệu 2 vạch, chị em có thể xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Hiện nay, đây là cách xác định mang thai cho kết quả chính xác cao thông qua chỉ số nồng độ hCG.

hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi
Dùng que thử thai là cách nhanh chóng tại nhà để xác định có mang thai hay không

Những việc mẹ bầu nên làm khi thai nhi 1 tuần

Ngay khi nghi ngờ mang thai ở tuần 1, chị em cần chú ý khám sức khỏe để chủ động lên kế hoạch cho một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc này có tác dụng phụ gì, có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
  • Các mũi tiêm phòng dành cho bà bầu là gì? Thời gian tiêm khi nào?
  • Một số bệnh di truyền, môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
  • Hãy luôn là một happy mom, thư giãn trong suốt thai kỳ để tinh thần được thoải mái nhất bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tập thiền,…
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt chú ý bổ sung acid folic giúp giảm nguy cơ sảy thai, dị tật tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ và sinh non.
  • Bà bầu không nên ăn các loại cá kiếm, cá ngừ xanh, cá thu,.. vì có chứa nhiều thủy ngân gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi.
  • Mẹ bầu hạn chế các chất cafein và tránh khói thuốc lá vì có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ.
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu acid folic để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Một số câu hỏi thường gặp

Thai 1 tuần tuổi đã có tim thai chưa ?

Thai nhi 1 tuần chưa có tim thai. Khi siêu âm thường nhịp tim sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6 đến thứ 8 của thai kỳ.

Thử thai sau 1 tuần quan hệ có chính xác ?

Sau khi quan hệ mà không dùng biện pháp tránh thai, từ 7 – 10 ngày, cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu nghi ngờ thì chị em hãy thử thai. Bởi nếu thử sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều không cho kết quả chính xác.

Tính tuổi thai như thế nào ?

Các bác sĩ sẽ tính tuổi của thai nhi từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Do đó, tuổi thật của thai sau khi thụ tinh sẽ nhiều hơn 2 tuần so với tuổi thai được bác sĩ chẩn đoán.

Dấu hiệu sắp đến ngày có kinh và có thai ?

Hai trường hợp này đôi khi bị nhầm lẫn vì có một số dấu hiệu giống nhau như tức ngực, nổi mụn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu,… Tuy nhiên, dấu hiệu đặc trưng của mang thai là chị em bị chậm kinh, thâm quầng vú,…

Dinh dưỡng khi mang thai tuần thứ 1 thế nào ?

Mẹ bầu hãy duy trì chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột đường, chất béo, vitamin (trái cây và các loại rau có màu xanh đậm) và khoáng chất như sắt, canxi, acid folic (400 microgram mỗi ngày),…; tránh các vận động mạnh.

Những tuần thai mẹ bầu nên siêu âm

Sau khi phát hiện có thai qua việc test que thử thai báo 2 vạch, xét nghiệm máu để xem thai đã làm tổ an toàn hay chưa tránh nguy cơ mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần tiếp tục siêu âm ở một số tuần thai sau đây:

Tuần thai 11 – 13: Siêu âm sẽ giúp sàng lọc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể bằng cách đánh giá khoảng sáng sau gáy

Tuần thai 18 – 22: Siêu âm giúp đánh giá, tầm soát các bất thường về cấu trúc của thai nhi từ gương mặt, thành bụng, cột sống, tim thai,…

Tuần thai 30 – 32: Siêu âm giúp đánh giá sự tăng trưởng bình thường của thai, đồng thời phát hiện nguy cơ có thể gặp phải như thiếu hụt oxy, chức năng bánh nhau của thai nhi suy giảm.

Như vậy, bài viết vừa cung cấp thông tin giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu xoay quanh vấn đề hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi, hình ảnh thai nhi 1 tuần tuổi sẽ thế nào, những lưu ý cho mẹ khi thai nhi 1 tuần.

Bài viết khác

Kiến thức 24/11/2024

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...

Kiến thức 24/11/2024

Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...

Kiến thức 17/11/2024

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay