Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nghiêm trọng của ống dẫn sữa bị tắc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Nếu không được điều trị kịp thời, ống dẫn sữa bị tắc kèm theo mủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết những điều liên quan đến tắc tia sữa có mủ nhé.
Thông thường, khi mẹ bị tắc ống dẫn sữa khoảng 1 tuần mà không tìm ra cách giải quyết thì có thể chuyển sang tắc tia sữa có mủ. Sữa tồn đọng bên trong bầu ngực của mẹ lâu ngày sẽ bị ôi thiu, bị tắc và dẫn đến ung thư vú. Bên cạnh đó, mẹ sẽ kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao, sưng vú, sữa vón cục,… Trong trường hợp được bác sĩ chẩn đoán là viêm tuyến vú, áp xe vú… lúc này mẹ cẩn thận khi cho bé bú, vì có thể có nhiều mủ trong sữa.
Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của ống dẫn sữa bị tắc. Các mẹ cần được điều trị ngay lập tức. Nhìn chung, tắc tia sữa có mủ không nguy hiểm đến tính mạng của mẹ, nhưng nếu để quá lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ khi bú mẹ.
Khi ống dẫn sữa bị tắc có mủ, không nên cho trẻ bú, vì có thể khiến bé bị ngộ độc hoặc tiêu chảy. Khi không được bú mẹ, sức đề kháng của bé cũng kém, chậm lớn. Nói chung là, mẹ bị tắc tia sữa có mủ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Khi mẹ bị tắc tia sữa có mủ thì tuyệt đối không nên cho con bú, vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do trong thành phần của mủ chứa nhiều chất độc hại, có thể gây ra một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp của bé. Bên cạnh đó, khi bị tắc tia sữa có mủ, chất lượng sữa của mẹ rất kém, nếu bé bú, có thể gây tiêu chảy, làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể nhận biết mình đang bị tắc tia sữa có mủ đó là trên đầu vú xuất hiện nhiều nốt mủ trắng li ti hoặc núm vú của mẹ bị chảy mủ. Sữa mẹ lúc này cũng có thể kèm theo mủ, bạn nên thử vắt một ít sữa ra để kiểm tra.
Khi ống dẫn sữa bị tắc nhẹ, bầu vú mẹ cương cứng và đầu vú chỉ hơi đau. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn chảy mủ, núm vú của mẹ sẽ bị đau, tấy đỏ và sưng tấy. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy đau rát, nhất là khi chạm vào hoặc vắt sữa.
Bên cạnh đó, khi bị tắc tia sữa lâu ngày không khỏi, thì mẹ có thể sẽ bị sốt cao, lên tới 38 độ C (hoặc hơn). Cùng với đó, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện tình trạng ớn lạnh và đôi khi là co giật.
Ngay khi phát hiện mình bị tắc tia sữa có mủ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị cũng như lời khuyên tốt nhất.
Không tự ý điều trị khi đã chuyển sang giai đoạn tắc tia sữa có mủ. Giai đoạn này bé không được bú mẹ, nên mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách cho bé uống thêm sữa công thức ngoài.
Khi bị tắc tia sữa có mủ, mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau:
Trong thời gian bị tắc tia sữa có mủ, mẹ không nên cho con bú, không nên tắm nước lạnh. Vì có thể khiến ống dẫn sữa bị co lại, làm tổn thương tuyến vú, bạn cũng không nên uống quá ít nước trong giai đoạn này.
Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, các mẹ có thể hiểu được tắc tia sữa có mủ nguy hiểm như thế nào, từ đó đề phòng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...