Những ngày Tết, số trẻ em bị hóc dị vật từ các loại hạt, kẹo… có nguy cơ tăng cao. Khi đối mặt với tình huống trẻ hóc dị vật, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách của cha mẹ sẽ là yếu tố quyết định, giúp tránh những hậu quả đáng tiếc. Cùng tìm hiểu những thông tin và kỹ năng cần thiết để đảm bảo một cái Tết an toàn và ý nghĩa cho bé.
“Hóc dị vật” là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng một vật thể lạ (dị vật) bị mắc kẹt ở cổ họng hoặc bị ngạt trong đường thở. Điều này có thể xảy ra khi một vật thể nhỏ như thức ăn, đồ chơi nhỏ, các loại hạt hoặc các vật nhỏ khác vô tình bị hít vào hoặc nuốt vào đường thở hoặc phế quản.
Đây được xem là tình huống cấp cứu y tế và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Hóc dị vật là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Đây là tình trạng khẩn cấp, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các hậu quả nặng nề như tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều gia đình đều mua kẹo và các loại hạt như hạt hạnh nhân, đậu đỏ rang, hạt dẻ cười… để chiêu đãi mỗi khi có khách ghé thăm. Đây đều là các loại đồ ăn thơm ngon và được đông đảo mọi người ưa thích.
Tuy nhiên đối với các gia đình có trẻ nhỏ, các loại kẹo tròn và các loại hạt lại trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn với sức khỏe của trẻ.
Trẻ em đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi, thường rất hiếu kỳ và có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng để khám phá. Do kích thước nhỏ và hình dạng của các loại hạt, chúng dễ dàng trở thành nguy cơ tắc nghẽn đường thở nếu không được giám sát cẩn thận. Ngoài ra, các loại kẹo nhỏ, nhất là kẹo cứng hoặc những món ăn có kích thước lớn mà trẻ không thể nhai hoặc nuốt một cách an toàn, cũng góp phần vào nguy cơ này.
Đáng chú ý, không chỉ là thực phẩm, các vật dụng trang trí mừng Tết cũng có thể trở thành dị vật đối với trẻ nhỏ như hạt cườm, hoặc các phụ kiện nhỏ khác… Với những tai nạn liên quan đến dị vật đường thở ở trẻ em, nếu không biết cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật kịp thời, bé có thể tử vong. Trong trường hợp nếu được cứu sống nhưng dị vật hóc lâu cũng có thể gây ra các biến chứng tinh thần, vận động về sau.
Đó là lý do cha mẹ cần hết sức cẩn trọng và nâng cao ý thức giám sát trẻ trong suốt thời gian Tết, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm và vật dụng có nguy cơ gây hóc.
Đọc thêm: Cảnh báo nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm khuẩn từ mẹ >>
Cha mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu khi trẻ bị hóc dị vật như sau:
Khi trẻ bị hóc dị vật, điều đầu tiên mà cha mẹ cần nhớ là phải bình tĩnh để tiến hành sơ cứu hóc dị vật bởi nếu thực hiện sai phương pháp sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ rất ngắn, thậm chí cần sau 5 phút ngạt thở, trẻ đã bị tổn thương về các dây thần kinh hoặc tử vong. Do đó, cha mẹ cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức cho con trong thời gian chờ cấp cứu.
Trường hợp khi hóc dị vật đường thở, trẻ ho, sặc sụa, sau đó trẻ khó thở nhẹ hoặc không khó thở, trẻ hồng hào, khóc được, la được, nói được thì mẹ có thể không cần thực hiện thủ thuật cấp cứu dị vật đường thở. Hãy giữ cho trẻ ngồi yên và đưa đến các cơ quan y tế gần nhất để gắp dị vật.
Trường hợp dị vật đường thở khiến trẻ ho sặc sụa, khó thở, sau đó tím tái… các bậc phụ huynh cần tiến hành sơ cứu dị vật đường thở ngay lập tức và gọi cấp cứu.
Có hai cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật là Phương pháp vỗ lưng ấn ngực dành cho trẻ nhỏ và Phương pháp Heimlich dành đối với trẻ lớn.
Đối tượng thực hiện: Trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ dưới 2 tuổi mẹ không nên thực hiện phương pháp Heimlich, thay vào đó hãy thực hiện cách vỗ lưng ấn ngực để tránh nguy cơ bị chấn thương tạng.
Cách thực hiện sơ cứu trẻ bị hóc dị vật bằng phương pháp vỗ lưng ấn ngực như sau:
Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cánh tay, đầu thấp, giữ chặt đầu và cổ của bé bằng bàn tay trái.
Cha mẹ dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh lên lưng trẻ vùng giữa hai xương bả vai.
Cha mẹ lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu con còn thở, tím tái, cha mẹ dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng ½ dưới xương ức 5 cái.
Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, lật người trẻ lại để tiếp tục vỗ lưng. Hãy thực hiện luân phiên động tác vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc con có thể khóc.
Lưu ý làm sạch đường thở giữa những lần vỗ lưng ấn ngực, đồng thời quan sát khoang miệng của bé, nếu nhìn thấy dị vật hãy dùng tay lấy ra. Không sử dụng ngón tay đưa sâu để lấy dị vật.
Đối tượng thực hiện: Trẻ lớn và người lớn.
Cách thực hiện như sau:
Trường hợp trẻ còn tỉnh
Trường hợp trẻ đã hôn mê
Lưu ý
Cách tốt nhất để trẻ không bị hóc dị vật là hãy phòng ngừa và trông chừng bé cẩn thận. Cha mẹ có thể phòng trước những trường hợp này bằng những lưu ý sau:
Trẻ nhỏ dễ dàng bị hóc hoặc nghẹn do kích thước và độ cứng của các loại hạt như óc chó, đậu phộng, hạnh nhân… Đặc biệt, các hạt có kích thước nhỏ như hạt bắp, hạt đậu Hà Lan cần được loại bỏ khỏi tầm tay trẻ vì nguy cơ chúng có thể bị nhét vào lỗ mũi hoặc bé ăn bị hóc gây nghẹt thở.
Các đồ chơi nhỏ trang trí trong nhà dịp Tết, các hạt vòng cổ, có thể trở thành nguyên nhân gây hóc dị vật nếu trẻ vô tình nuốt hoặc nhét vào mũi. Vì vậy cha mẹ cần để í và không cho bé cầm nắm hoặc chơi những đồ vật này.
Trong dịp Tết, nhiều gia đình chủ quan thường cho bé tự cầm nắm đùi gà, vịt để bé tự ăn. Điều này có thể vô tình khiến trẻ bị hóc nếu ăn phải những mẩu xương vụn. Vì thế, cha mẹ cần chú ý tách xương kỹ lưỡng và kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, nhất là với những bộ phận có chứa xương nhỏ.
Trẻ nhỏ cần được giám sát cẩn thận khi ăn. Tránh để trẻ vừa nô đùa di chuyển vừa ăn, vì điều này làm tăng nguy cơ hóc hoặc nghẹn.
Thông qua việc áp dụng những biện pháp này, cha mẹ và người chăm sóc có thể hạn chế đáng kể nguy cơ trẻ hóc dị vật trong dịp Tết Nguyên đán, đảm bảo một môi trường an toàn và vui vẻ cho trẻ.
Trên đây là những thông tin bổ ích Vạn Phúc Care muốn gửi đến cha mẹ để bảo đảm an toàn cho bé tránh khỏi những tai nạn liên quan đến hóc dị vật. Hy vọng rằng, thông qua bài viết, cha mẹ đã biết cách sơ cứu khi có dị vật đường thở ở trẻ em. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu cha mẹ cần hỗ trợ.
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...