Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Mang thai 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Mang thai 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Mang thai 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Mang thai 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Tăng huyết áp trong thai kỳ và biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé

Ngày đăng: 16/11/2024
Tăng huyết áp thai kỳ

Mang thai là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, nhưng cũng đầy thách thức vì những thay đổi lớn trong cơ thể. Một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến cần được chú ý là tăng huyết áp thai kỳ. Hiểu rõ về tình trạng này và biết cách chăm sóc sức khỏe sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ bản thân và thai nhi một cách toàn diện.

Tổng quan về tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là một thách thức sức khỏe quan trọng đối với mẹ bầu. Để hiểu rõ và phòng tránh hiệu quả, mẹ hãy bắt đầu tìm hiểu từ những kiến thức cơ bản dưới đây.

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Theo phân loại của Bộ Y tế, tăng huyết áp thai kỳ được chẩn đoán khi HATT ≥ 140mmHg (uyết áp tâm thu) và/hoặc HATr ≥ 90mmHg (Huyết áp tâm trương) đo 2 lần cách ít nhất 4 giờ, xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ ở những phụ nữ trước đó không có tiền sử bệnh.

chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ
Dấu hiệu phân loại tăng huyết áp thai kỳ theo Bộ Y tế

Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể tự hồi phục sau sinh, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể kéo dài và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được quản lý kịp thời.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể người mẹ trải qua những thay đổi lớn về hormone, ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Tiền sử bệnh lý: Nếu mẹ bầu từng bị huyết áp cao, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: Căng thẳng, chế độ ăn uống không cân bằng, và thiếu hoạt động thể chất cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.

Những biến chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tiền sản giật: Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch sau sinh và có thể dẫn đến sinh non.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Tăng huyết áp làm giảm lượng máu và oxy đến thai nhi, gây chậm phát triển hoặc suy thai.
  • Nguy cơ sinh mổ cao hơn: Những phụ nữ bị tăng huyết áp trong thai kỳ thường phải sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Dự phòng tăng huyết áp thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng và quản lý tăng huyết áp thai kỳ. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng sẽ giúp duy trì huyết áp ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ dinh dưỡng là biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ

Các nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản

  • Kiểm soát mức tăng cân: đối với mẹ bầu có BMI > 24 kg/m2 trước khi mang thai cần theo dõi mức tăng cân vì cân nặng là một trong những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp nói chung. 
  • Giảm muối: Hạn chế ăn quá nhiều muối để giảm áp lực cho tim và mạch máu. Mẹ bầu không có tiền sử tăng huyết áp cũng cần duy trì lượng muối trong chế độ ăn dưới 6g/ ngày theo khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế giới. 
  • Tăng cường rau xanh và trái cây: Trái cây theo mùa giàu kali, giúp điều hòa huyết áp kết hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa tăng huyết áp. 
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Mẹ bầu cần tránh các thực phẩm chế biến từ dầu mỡ dùng lại, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh và nội tạng động vật để bảo vệ sức khỏe thành mạch.

Thực phẩm nên tránh

  • Các loại đồ uống có caffeine hoặc cồn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, cholesterol.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Lưu ý cho mẹ bầu tăng huyết áp thai kỳ

Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:

Mẹ bầu kiểm tra huyết áp
Mẹ bầu khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Thăm khám định kỳ để theo dõi huyết áp và tình trạng sức khỏe. Sử dụng thuốc điều trị huyết áp theo đúng chỉ định, không tự ý dừng hoặc thay đổi liều lượng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Áp dụng những nguyên tắc dinh dưỡng giúp mẹ bầu kiểm soát chỉ số huyết áp tốt hơn, giảm các nguy cơ đối với sức khỏe trước và sau sinh. 

Kiểm soát cân nặng

Tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.

Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ, phù hợp với tình trạng sức khỏe và theo lời khuyên của bác sĩ.

Giảm căng thẳng

Ngủ đủ giấc và tránh các yếu tố gây căng thẳng.

Thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu hoặc thiền định.

Chú ý đến các dấu hiệu bất thường

Báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu dữ dội, mờ mắt, đau vùng bụng trên hoặc sưng phù nghiêm trọng.

Uống đủ nước

Uống đủ nước để duy trì lượng máu tuần hoàn, giúp kiểm soát huyết áp.

Không tự ý sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung nào, để tránh tác động không mong muốn đến huyết áp và thai nhi.

Kết luận bài viết

Tăng huyết áp trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được nếu mẹ bầu chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống. Thăm khám định kỳ, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, cùng việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Bài viết khác

Mang thai 24/11/2024

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...

Mang thai 24/11/2024

Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...

Mang thai 17/11/2024

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay