Đọc nhiều

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Hướng dẫn toàn diện nhất

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu...

Mang thai 15/08/2023

Biếng ăn tâm lý ở trẻ Cha mẹ đang gặp khó khăn khi con yêu bị biếng ăn tâm lý? Đừng lo, cẩm nang hữu ích này sẽ là người...

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY: Hướng dẫn chi tiết nhất

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha...

Mang thai 18/12/2023

Nuôi con theo phương pháp EASY Phương pháp EASY hiện đang được rất nhiều cha mẹ trên thế giới áp dụng và đã thành công trong việc nuôi dạy bé...

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo: Hướng dẫn chi tiết nhất

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu...

Mang thai 16/08/2023

Phương pháp Thai giáo Bài viết là nguồn thông tin quan trọng giúp mẹ bầu nắm vững kiến thức về thai giáo và cách chăm sóc thai nhi. Bằng cách...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là...

Mang thai 02/09/2023

Chăm sóc con dưới 1 tháng tuổi không chỉ là trách nhiệm mà còn là công việc đòi hỏi mỗi cha mẹ cần phải có đầy đủ kỹ năng và...

Mang thai và tất cả kiến thức mẹ bầu cần biết để thai nhi khỏe mạnh

Ngày đăng: 03/11/2024

Mang thai là hành trình kỳ diệu khi người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới với nhiều cảm xúc hồi hộp, đợi chờ và hạnh phúc. Để hành trình này thật sự trọn vẹn và ý nghĩa, việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Vạn Phúc Care sẽ đồng hành cùng mẹ, giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp tất cả những điều cần biết khi mang thai, từ những dấu hiệu ban đầu cho đến việc chăm sóc bản thân và chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ.

I. Những dấu hiệu nhận biết mẹ đang mang thai

Đối với mẹ mang thai lần đầu hãy kiểm tra chắc chắn rằng mình đã mang thai thông qua những dấu hiệu sau đây. 

1. Những dấu hiệu mang thai thường gặp

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà mẹ thường gặp chính là chậm kinh. Đối với người phụ nữ có chu kỳ đều đặn, chậm kinh xuất hiện sau thời điểm quan hệ cũng có thể là tín hiệu thông báo cho mẹ về sự hình thành hạt mầm của một sự sống mới trong cơ thể.

dấu hiệu mang thai tuần đầu
Dấu hiệu mang thai sớm

Một số thay đổi trong cơ thể người phụ nữ khi thụ thai thành công có thể gây ra những biểu hiện dễ nhầm lẫn với tình trạng thông thường khi tới chu kỳ kinh nguyệt hay làm việc quá sức trong ngày như:

  • Ngực mềm, sưng
  • Buồn nôn có hoặc không kèm theo nôn
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mệt mỏi, hay buồn ngủ
  • Đau đầu, chóng mặt

Hầu hết các dấu hiệu mang thai sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau tùy theo thể trạng của từng người, điều này dẫn tới thời điểm phát hiện mang bầu của các chị em cũng khác nhau. Mẹ có thể đọc thêm các dấu hiệu mang thai tuần đầu, mang thai tuần thứ 2mang thai tuần thứ 3 để đưa ra lựa chọn kiểm tra sức khỏe phù hợp.

2. Kiểm tra mang thai

Biện pháp tiện lợi nhất để kiểm tra mang thai mà hầu hết các mẹ sử dụng chính là que thử thai. 

Mẹ cũng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cùng những lưu ý trên que thử để kết quả kiểm tra được chính xác.

que thử thai
Kiểm tra mang thai bằng que thử thai

Que thử thai giúp mẹ xác định nhanh liệu mình có mang bầu hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác thì mẹ vẫn nên tới cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm kiểm tra. Việc kiểm tra giúp mẹ tầm soát cả những vấn đề bất thường trong cơ thể và các biến chứng nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung,…

3. Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi khi mang thai

Sự thay đổi trên cơ thể cũng là một trong những điều mẹ cần biết khi mang thai. Bởi, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi cả bên trong và biểu hiện ra bên ngoài, từ thể trạng tới tâm sinh lý. 

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể thấy sự tăng lên rõ rệt của các hormone beta hCG, estrogen và progesterone, thể tích máu trong cơ thể tăng có thể gây ra tình trạng đau đầu hoặc choáng ở giai đoạn đầu, làm tăng nhu cầu bổ sung sắt trong cả thai kỳ. 

dấu hiệu mang thai tuần đầu
Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi khi mang thai

Khi bào thai phát triển lớn dần sẽ tạo ra sự chèn ép các cơ quan nội tạng, gây ra biểu hiện ốm nghén, đi tiểu nhiều, đau lưng, hoặc phù chân ở các tháng cuối.

Làn da của mẹ có thể xuất hiện các vết nám, vết rạn, quầng vú sẫm màu hơn, bầu ngực tăng kích thước, tăng cân, dễ mệt mỏi và hay buồn ngủ…

Đây là những thay đổi cơ bản khi mẹ mang thai. Bởi vậy mà mẹ bầu luôn cần được nâng niu, chăm sóc, san sẻ những nỗi lo, nỗi đau để cả mẹ và bé có thể vượt cạn thành công.

II. Sự phát triển của thai nhi trong thời gian mang thai

Khi mang thai, mẹ cùng cần được biết về quá trình phát triển của thai nhi. 40 tuần thai của mẹ được chia thành 3 tam cá nguyệt tương ứng với sự phát triển của thai nhi từ phôi thai tới thai nhi có hình hài, biết cử động và kết thúc khi em bé chào đời.

1. Cách tính tuần tuổi của thai nhi khi mẹ mang thai

Một điều mẹ nên biết khi mang bầu đó là mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc tính tuần thai. Cách tính tuần thai phổ biến nhất là dựa vào “ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng”. Theo đó, thời điểm thụ thai được xác định là xảy ra khoảng hai tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ.

Bảng tính tuần thai
Cách tính tuần thai cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, cũng có cách tính tuần thai nhi dựa vào ngày rụng trứng và thời gian quan hệ. Nếu mẹ xác định được ngày rụng trứng và có quan hệ vào thời gian đó thì tuổi thai có thể được tính từ ngày thụ thai thành công. 

Đọc thêm: Khám phá quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

2. Theo dõi sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ

Thai nhi hình thành trong cơ thể mẹ từ một tế bào nhỏ bé là hợp tử, sau đó phát triển thành phôi thai và một bào thai hoàn chỉnh. Bởi vậy, mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con thông qua những lần khám thai định kỳ và dưới đây là những thông tin về con mà mẹ có thể biết.

Hình ảnh thai nhi từng tuần thai

Với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại nên giờ đây mẹ có thể theo dõi hình ảnh của con từ những tuần thai đầu thông qua hình ảnh siêu âm. Theo từng giai đoạn tam cá nguyệt mà con có sự thay đổi nhất định về hình thái và kích thước cơ thể.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi

Hiểu được sự quan tâm của mẹ bầu, Vạn Phúc Care đã ghi lại những minh họa hình ảnh siêu âm thai từng tuần tuổi để giúp mẹ nhận biết con sẽ phát triển như thế nào trong thai kỳ, mẹ hãy tìm hiểu thêm nhé.

Kiểm tra các dấu hiệu bất thường của thai nhi khi mang thai

Cùng với hình ảnh và những thông tin khác về con như tuổi thai, cân nặng, chiều dài… thì mẹ cũng cần kiểm tra xem em bé trong bụng có đang phát triển bình thường hay không.

Sàng lọc trước sinh NIPT
Sàng lọc rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi trước sinh

Trong suốt thai kỳ, mẹ cũng cần làm những xét nghiệm quan trọng để sàng lọc dị tật và bất thường của thai nhi, bao gồm cả những bất thường nhỏ nhất từ trong bộ gen của con.

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi

Trong thời gian mang bầu, những bất lợi về sức khỏe của mẹ, thói quen sinh hoạt và môi trường xung quanh đều có thể trở thành yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Với giai đoạn hình thành phôi thai, sự bất thường từ quá trình thụ tinh có thể là tiền đề cho sự phát triển của các biến chứng như dị tật thai nhi, hoặc phôi thai làm tổ sai chỗ dẫn tới mẹ mang thai ngoài tử cung

Mẹ bầu không nên sử dụng rượu trong thai kỳ
Sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tới thai nhi

Nếu mẹ thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều đường, đồ chế biến sẵn, thức uống chứa cafein hoặc đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và khiến cho thai nhi chậm phát triển về trí tuệ và thể chất.

Việc hút thuốc hay xung quanh mẹ có khói thuốc lá và mẹ hít phải cũng là mối nguy tiềm tàng đối với bào thai trong cơ thể mẹ.

Mẹ bầu tự sử dụng thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là sảy thai.

Khi mang thai mẹ hay lo âu, suy nghĩ nhiều hoặc stress cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng không tốt tới tính khí và sự phát triển hệ thần kinh của con sau này. 

III. Hoạt động quan trọng mẹ cần nhớ khi mang thai

Sau khi mẹ nắm được những điều cơ bản về những thay đổi của mẹ và bé, mẹ cần ghi nhớ thêm những lưu ý và bí quyết dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là hoạt động quan trọng bậc nhất khi mang thai, giúp cho bác sĩ và gia đình hỗ trợ chăm sóc toàn diện cho mẹ bầu để đón bé thành công khỏe mạnh. 

Theo lịch khám thai chuẩn của bộ y tế, với thai kỳ bình thường, mẹ bầu cần khám thai đầy đủ từ 7 – 10 lần trong thai kỳ.

Sản phụ siêu âm thai nhi
Mẹ hãy thường xuyên đi khám thai định kỳ đúng lịch để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Khi khám thai tổng quát, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,… Bên cạnh đó, các bác sĩ khoa sản cũng sẽ hướng dẫn cho mẹ những thông tin đầy đủ nhất về cách cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ.

Thông tin tổng hợp về các khám phá thai và xét nghiệm quan trọng khi mang thai sẽ hỗ trợ thủ hữu ích giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc ghi nhớ lịch khám phá thai định kỳ. 

Những người lưu ý mẹ bầu cần biết khi đi khám thai định kỳ

– Hãy lựa chọn phòng khám thai uy tín và đảm bảo chất lượng, nơi quy tụ các bác sĩ sản khoa có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.  

– Lưu giữ kết quả từ lần khám thai trước để theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. 

– Đi khám đầy đủ và đúng lịch. 

– Chuẩn bị phí khám thai căn cứ trên lịch khám thai định kỳ, các mốc khám thai quan trọng và sức khỏe của mẹ bầu.

2. Tiêm phòng khi mang thai

Tiêm phòng cũng là một trong những điều quan trọng mẹ cần biết khi mang thai vì nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang bầu (cúm, thuỷ đậu, ho gà…) sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, tăng tỷ lệ dị tật, hoặc có nguy cơ sảy thai.

Tiêm phòng khi mang thai
Mẹ bầu tiêm phòng khi mang thai

Bởi vậy, mẹ bầu có thể tiêm phòng khi mang thai các mũi vacxin bất hoạt như cúm, uốn ván bạch hầu và ho gà. 

Tiêm phòng uốn ván vào thời điểm tuần thai thứ 22 và tiêm nhắc lại mũi 2 sau 1 tháng đối với mẹ mang thai lần đầu. Nếu thời điểm ba tháng đầu  hoặc ba tháng cuối thai kỳ rơi vào mùa dịch, mẹ sẽ cần tiêm vacxin ngừa Cúm. 

Đối với vacxin sống giảm động lực như sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu, mẹ sẽ được khuyến cáo tiêm phòng trước khi mai thai tối thiểu 3 tháng.  Nếu mẹ đã tiêm một trong các vacxin này sau đó mới phát hiện mang thai thì hãy tới cơ sở y tế để có phương án xử trí kịp thời. 

3. Vận động khi mang thai

Tổ chức y tế thế giới WHO đã chỉ ra những lợi ích của hoạt động thể lực đối với phụ nữ mang thai, giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá mức trong thai kỳ, biến chứng khi sinh, trầm cảm sau sinh và biến chứng ở trẻ sơ sinh.

Bởi vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ có thể duy trì vận động vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Mẹ có thể chia nhỏ thời gian, đi bộ, tập yoga bầu, bơi, hoặc các hoạt động không đòi hỏi sức bền. 

Vận động khi mang thai
Mẹ cần vận động nhẹ nhàng thường xuyên khi mang thai

Sau tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên hạn chế các hoạt động thể thao đòi hỏi phải nằm ngửa. 

Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu hạn chế mang vác đồ, các động tác với cao, ngồi xổm,…hãy nghỉ ngơi nếu mẹ thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn… 

Đối với mẹ bầu từng sinh non hoặc lần mang thai trước có biến chứng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập các bài tập thể thao và dừng lại khi có triệu chứng bất thường. 

4. Bồi dưỡng kiến thức về thai sản khi mang thai

Hiện nay có rất nhiều lớp học tiền sản, các ấn phẩm truyền thông giúp mẹ bầu có đầy đủ thông tin về thai kỳ, thời điểm sinh nở và chăm sóc bé sau sinh. 

Việc chủ động tìm hiểu kiến thức về thai sản sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của con, cách chăm sóc mẹ bầu và sẵn sàng đón bé con chào đời. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể tiếp cận sớm với những phương pháp thai giáo từ sớm để có thể tạo điều kiện phát triển tối đa cho trí tuệ của con.

Đọc thêm: Thai giáo là gì? Vì sao nên đọc truyện thai giáo cho thai nhi?

5. Chuẩn bị kế hoạch dự sinh

Hành trình mang thai sẽ kết thúc vào thời điểm sinh nở. Đây là khoảnh khắc mà bố mẹ mong chờ và cũng chứa nhiều lo lắng. Việc chuẩn bị kế hoạch sự sinh giúp bố mẹ chuẩn bị tinh thần trước khi mẹ lâm bồn.

Ở những tuần thai cuối, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn nên lựa chọn sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, ngày dự sinh cũng sẽ được dự tính trước để gia đình có thể xác định thời điểm nhập viện và chuẩn bị sinh. 

Mẹ cũng cần lưu ý rằng việc can thiệp vào ngày dự sinh theo mong muốn cũng sẽ hàm chứa những nguy cơ đối với cả mẹ và bé, bởi vậy hãy thuận theo tự nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nhé!

Chuẩn bị kế hoạch dự sinh cũng sẽ giúp bố mẹ lựa chọn trước địa điểm dự sinh, chuẩn bị đồ dùng cần thiết, theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên và xử trí kịp thời nếu mẹ bầu xuất hiện các biểu hiện bất thường.

IV. Dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng chính là chìa khóa đảm bảo cho sự phát triển của trẻ cũng như tình trạng sức khoẻ của người mẹ. Bởi vậy, cần đảm bảo về dinh dưỡng thai kỳ và bổ sung đầy đủ vi chất cho mẹ bầu không chỉ trước, trong khi mang thai mà cả sau khi sinh con.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu

Khi mang thai, mẹ cần biết rằng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đáng kể để không chỉ đáp ứng cho nguồn dự trữ của mẹ và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Trong thai kỳ, người mẹ có thể cần tăng 8 -12 kg so với cân nặng trước khi mang bầu, tùy vào thể trạng. Đối với các chị em trước khi mang thai có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì, cần có chế độ dinh dưỡng toàn diện hơn để đáp ứng thể trạng mang thai.

Để đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ, mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ vi chất thiết yếu như sắt, acid folic, kẽm, canxi, các vitamin nhóm B, vitamin tan tan trong dầu như D, E và thận trọng đối với vitamin A trong thời gian mang thai. Mẹ lưu ý bổ sung vi chất từ ​​thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung đầy đủ và an toàn mẹ nhé!

Đối với các chị em cần điều chỉnh cân nặng, đã hoặc đang điều trị một số bệnh lý mạn tính không lây nhiễm như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc có nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,…cần lưu ý cả lượng muối, đường và phụ gia thực phẩm.

Tiếp tục đọc: Dinh dưỡng thai kỳ và những hướng dẫn chi tiết cho mẹ bầu

2. Thực phẩm tốt cho cả mẹ và thai nhi

Để dễ dàng xác định những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho thai kỳ thì trước tiên mẹ cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm chất lượng cho chế độ ăn của mình. 

Đối với thực phẩm tự nhiên, tươi sống như rau, củ, quả, thịt, cá, sữa, trứng,…mẹ cần ưu tiên yếu tố sạch, hạn chế thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, thành phần bảo quản thực phẩm, ưu tiên thực phẩm theo mùa tại địa phương sinh sống.

3. Những nhóm thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai

Những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nguy cơ ô nhiễm, thực phẩm quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi, thiu, hỏng mẹ cần tránh. 

Thực phẩm gồm đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích, cồn, cafein như rượu, bia, cafe, trà cần lưu ý không hoặc rất hạn chế để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. 

Thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc mẹ có tiền sử dị ứng cũng cần cho vào danh sách mẹ cần tránh. Đồng thời tránh tiêu thụ thực phẩm ăn sống như gỏi, sashimi, rau sống gây khó tiêu, các loại thủy, hải sản có độc tính, cần chế biến đặc biệt.

V. Kinh nghiệm khi mang thai cho mẹ bầu

Kinh nghiệm cũng là yếu tố hỗ trợ cho mẹ bầu để có thai kỳ thuận lợi, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu.

1. Kinh nghiệm cho mẹ mang thai lần đầu

Đối với mẹ mang thai lần đầu sẽ có rất nhiều cảm xúc lo lắng, hồi hộp bên cạnh sự vui mừng và hạnh phúc. Bởi vậy, gia đình và người bố cần dành nhiều thời gian hơn với mẹ bầu, nếu có những thay đổi bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ phụ sản để được hướng dẫn. 

Mẹ cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, hãy chỉ làm theo những lời khuyên mà bác sĩ đưa ra, đi khám thai định kỳ, ăn uống đầy đủ, vận động nhẹ nhàng để giữ tâm lý ổn định và tâm trạng thoải mái cho cả mẹ và bé. 

Hạn chế làm việc và vận động quá sức, giảm thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử.  

Hãy chia sẻ cùng những người thân xung quanh khi mẹ cảm thấy bất an, bồn chồn, tránh ở một mình khi tâm trạng không ổn định.

2. Những điều mẹ nên kiêng khi mang thai

Ngoài những điều mà mẹ cần biết đã được đề cập ở trên, mẹ có thể bổ sung thêm một vài điều lưu ý vào sổ tay của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Hạn chế leo cầu thang quá nhiều, mang vác vật nặng
  • Có thể nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để cải thiện giấc ngủ
  • Không ở những nơi có tiếng ồn lớn
  • Không nên chọn giày cao gót khi ra ngoài
  • Không nên xông hơi 
  • Không nên sơn móng tay hoặc trang điểm thường xuyên
  • Không thức khuya, ngủ từ 8 tiếng/ ngày kết hợp nghỉ trưa
  • Không ăn kiêng quá mức hoặc ăn quá no
  • Tránh khu vực có cảnh báo chứa tia X-quang, phóng xạ

3. Chuẩn bị đồ dùng đi sinh cho mẹ và bé

Danh sách đồ chuẩn bị đi sinh bao gồm đồ dùng sau sinh cho mẹ và đồ sơ sinh cho bé. Việc nắm được những vật dụng cần chuẩn bị sẽ giúp mẹ bầu yên tâm và chủ động hơn trước khi sinh nở. 

Mẹ bầu chuẩn bị giỏ đồ đi sinh.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đi sinh cần thiết cho mẹ và bé.

Mẹ có thể thoải mái lựa chọn màu sắc, nhãn hàng mà mẹ tin tưởng về chất lượng, ưu tiên loại vải mềm mại, an toàn với trẻ sơ sinh và giặt đồ mới trước khi dùng cho bé. 

Đối với mẹ bầu dự kiến sinh mổ cũng cần chuẩn bị nhiều đồ dùng hơn vì thời gian nằm viện lâu hơn. 

Bố cũng hãy hỗ trợ mẹ và bé chuẩn bị đồ dùng thiết yếu trước sinh để tăng sự gắn kết, tạo sự chủ động, yên tâm cho mẹ trước khi vượt cạn.

Kết luận bài viết

Như vậy, bài viết đã vừa chia sẻ cùng mẹ các thông tin đầy đủ về mang thai bao gồm dấu hiệu mang thai, các mốc khám thai quan trọng, sự phát triển của thai nhi, dinh dưỡng thai kỳ,… Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, các mẹ hãy để lại tin nhắn để đội ngũ tư vấn viên của Vạn Phúc Care hỗ trợ mẹ một cách cụ thể và chu đáo nhất nhé.

Bài viết khác

Mang thai 24/11/2024

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn những món ăn giúp an thai...

Mang thai 24/11/2024

Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh...

Mang thai 17/11/2024

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng về việc cân nặng tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ...

Ứng tuyển ngay

Đăng ký ngay